Tranh phong cảnh:
Là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nghệ thuật phản ánh thiên nhiên và khung cảnh môi trường sống xung quanh con người.
Những nền văn hóa trước thời đại Phục Hưng coi trọng các chi tiết thiên nhiên hơn là bản thân thiên nhiên, một hòn đá được tượng trưng cho một ngọn núi, một cái cây được tượng trưng cho cả một khu rừng.
Đến thời kỳ Phục Hưng, những phối cảnh phong cảnh đã tiếp cận hơn với chủ nghĩa hiện thực, nhưng vẽ phong cảnh bị xem lf lãng phí khả năng của con người họa sỹ, xã hội, vẫn quan tâm đến các chủ đề tôn giáo, lịch sử, thần thoại hoặc chân dung hơn.
Các họa sỹ phương Tây miểu tả phong cảnh dưới cái nhìn hiện thực, khác hẳn với cách nhìn của phương Đông, Trung quốc có truyền thống lâu đời với tranh phong cảnh dưới cái tên hội họa sơn thủy. Phong cảnh trong tranh Sơn Thủy mang tính ước lệ và ẩn dụ, không tuân theo luật phối cảnh, thoát ra khỏi việc phản ánh địa điểm một cách trực tiếp và cụ thể.
Trong tranh phong cảnh Phương Tây cũng như phương Đông, những yếu tố sau đây là quan trọng : Nước, bốn mùa, sức mạng của thiên nhiên, và nhiều khi có cả các nhân vật người trong tranh.
Nước có thể miêu tả địa điểm, ví dụ như thời tiết mưa và sương mù của nước Anh và cảnh lụt lội ở sông Nile ở Ai Cập là những minh chứng sáng tỏ nhất.
Núi, biển, sông, suối thể hiện sức mạnh lớn lao, chúng là những” véc tơ” của cuộc sống, của thiên nhiên; đồng thời cũng là những biểu tượng, ví dụ như hình núi Phú Sỹ trong tranh lịa của Nhật Bản chính là những hình tượng tượng trưng cho đất nước Nhật Bản.
Các họa sỹ Châu Âu cũng như Trung Quốc thường quan tâm đến miêu tả sinh động sự chuyển mùa của thế giới tự nhiên. Điều này gắn bó với quan điểm coi trọng việc vẽ tranh ngoài trời. Tranh phong cảnh gắn liền với sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên, ví dụ như bức đêm sao của Van Gogh thể hiện một bầu trời đêm bị xao động bởi những quả cầu lốc xoáy phát ra từ những ngôi sao