Tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật – các yếu tố thị giác và hình học cơ bản

 

Các yếu tố thị giác.

• Các yếu tố hình học cơ bản:

Các yếu tố hình học cơ bản trong ngôn ngữ nghệ thuật gồm có: điểm, tuyến, hình (hoặc diện) và khối, tất cả đều có chung xuất phát là điểm. Paul Klee viết: “Tất cả những hình thức đổ họa tạo hình bắt đầu từ một điểm chuyển động… Điểm chuyển dịch thì tuyến sẽ ra đời. Chiều thứ nhất của tuyến trượt theo một hướng, diện sẽ xuất hiện, chúng ta đạt được một thành phần hai chiều. Trong sự chuyển động của diện trong không gian, sự phối kết các diện sẽ tạo nên một khối ba chiều. Một sự tổng hòa các năng lượng động học sẽ đưa đến cho chúng ta; từ điểm đến tuyến, từ tuyến đến diện và từ diện đến một kích thước không gian…”.

-Diém:

Chấm điểm trong hội họa: từ hoang dại đến vô cùng

Điểm là yếu tố cơ bản nhất để tạo ra những hình ảnh, tạo ra hiệu quả thị giác. Điểm với đúng nghĩa hình học thì không có hình dáng, kích thước, màu sắc hay bất kỳ tính chất nào. Nhưng trong đời sống thực tế nói chung và trong nghệ thuật nói riêng, điểm tự nó có một hình dáng, có màu sắc và độ to nhỏ nhất định. Ta gọi một yếu tố là điểm khi tương quan về kích thước của nó rất nhỏ so với tổng thể khu vực hoặc vật đang chứa yếu tố đấy. Khi đứng độc lập, điểm thể hiện sự hội tụ, tập trung, một điểm đặt ở vị trí thích hợp trong tác phẩm nghệ thuật có thể tạo ra sự nhấn mạnh hoặc khống chế toàn bộ bố cục. Khi đứng cạnh nhau, các điểm sẽ tạo ra cảm giác vẻ nét, hình, khối, về mẫu, về sắc độ, về không gian tùy theo những thuộc tính mà nó chứa đựng và tương quan giữa chúng như: màu bản thân, độ to nhỏ, quy luật sắp xếp, bố trí mau hay thưa…v.v. Một ví dụ, khi kiểm tra khả năng nhận biết màu của mắt, người ta dùng một bức tranh tập hợp bởi điểm như hình dưới đây.

Trong nghệ thuật và trong design, điểm chính là yếu tố tập hợp hay là yếu tố đảm bảo luật đồng đẳng và luật liên tục. Ta có thể minh chứng ra đây một hình vẽ có những điểm giống nhau về kích thước, nhưng xen lẫn đen và trắng tạo ra những đường ngang. Những đường ngang đó xếp cạnh nhau một cách liên tục cũng có tác dụng hướng dẫn tắm nhìn.

Các chấm có thể giống nhau, có thể đồng nhất, cũng có thể có hình dáng khác nhau, mất con người có thể cảm nhận được điểm to và điểm nhỏ. Sự quyết định kích cỡ của các điểm, được xác định bởi ý tưởng của họa sỹ, bởi vị trí của chấm ở một số khu vực của tranh hay chiếm toàn bộ mặt tranh. Điều đó cũng tùy thuộc vào dụng cụ để vẽ và chất liệu của mặt tranh mà họa sỹ sử dụng.

Tuyến:

Tuyến, trong môn hình học là một yếu tố có độ dài, nhưng không có độ dày và các thuộc tính thị giác khác. Trên thực tế, cũng như cách nhìn về điểm, yếu tố tuyến trong nghệ thuật cũng có kích thước chiều dày nhất định, có màu sắc, có vẻ gai góc hay nuột nà. Trong một tác phẩm nghệ thuật, tuyến có thể là một thành phần độc lập được tạo ra trước, hiện hữu trên bản vẽ hay là cảm giác của mắt về đường ranh giới được sinh ra từ hiệu quả tương phản màu sắc, sắc độ, sáng tối giữa hai mảng, hai mỗi trường kể sát hoặc chồng lấn lên nhau. Tuyến được cấu thành bởi các điểm đặt cạnh nhau, các điểm đặt sát nhau thì cảm giác về tuyến hình thành càng mạnh.

Piet Mondrian, Broadway Boogie Woogie, Sơn dầu, 127 × 127cm, 1942-1943, Bảo tàng nghệ thuật hiện đại New York.

 

Các loại hình của tuyến trong nghệ thuật tạo hình.

a) Tuyển thực;b, c) Tuyến ảo; d) Tuyến tạo thành bởi các mảng

Tuyến thực là những nét tạo ta từ đầu, rõ rệt, có chủ đích, được nhấn mạnh trong hợp chung của tác phẩm nghệ thuật. Chẳng hạn như trong các tác phẩm theo phong các Pop – An của Lichtenstein, ông đã dùng tuyển như một phương tiện chủ đạo để thể hi chủ đề. Tuyến trong tranh của Lichtenstein có độ dày khác nhau để tạo nền, tạo đi bao, mô tả hoa tiết v.v..

Tuyến ảo được hình thành do hiệu ứng thị giác từ sự sắp xếp theo dạng tuyến các yếu tố hình học, hình ảnh không liên tục. Tùy theo ý đó, phương thức bố cục của tác giả mà tuyến ảo được nhấn mạnh, thấy rõ hoặc bị ẩn đi trong tác phẩm.

 

Tuyến tạo bởi lễ của hình tạo ra tại nơi gặp nhau của hai mảng màu, hai hình. Do sự khác biệt về màu hoặc chênh lệch, tương phản về sắc độ giữa chúng mà ta có cảm giác về tuyến. Tuyến có 6 chức năng chức năng chính gồm: định dạng hình thức, mô tả chuyển động, nhấn mạnh, định hướng, tạo hiệu quả chất cảm, tạo bóng đổ.

Chức năng định dạng hình thức của tuyến rất quan trọng, trong một tác phẩm, chỉ bằng những yếu tố tuyến, các tác giả có thể tạo hình mà không cần diện, khối, màu sắc… Tuyến tạo thành đường bao của các hình ảnh trong tác phẩm nghệ thuật, làm ranh giới để ta nhận biết hoặc tưởng tượng ra hình và nền, định hình các diện, khối, làm tăng hoặc giảm sự tương phản sắc độ.

Gợi lên chuyển động là một chức năng khác của tuyến. Một cách tự nhiên, mắt của người xem luôn dõi theo đường đi của một tuyến được làm nổi bật trong tác phẩm nghệ thuật. Đặc biệt, các tuyến nghiêng và tuyến cong thường ngụ ý một sự vận động nào đó rất rõ rệt. Tuyến nghiêng gắn với những ấn tượng của chúng ta vẻ dáng chạy của người. của động vật, dáng của cây cối chuyển động trong gió. Trong khi đó, tuyến cong lượn lại gây cảm giác về một sự lưu chảy liên tục trong không gian. Tuyến đứng hoặc tuyến nằm ngang cũng có thể tạo ra cảm giác chuyển động, thậm chí mạnh hơn ấn tượng từ tuyến nghiêng, nếu được tổ hợp hay nhấn mạnh một cách thích hợp.

Chức năng thứ ba của tuyến là nhấn mạnh. Tuyến thực thường được các họa sỹ, nhà điều khác sử dụng để nhấn mạnh hình khỏi một cách trực tiếp. Như trong tác phẩm “Tĩnh vật với liễn pha lê” của Lichtenstein, các tuyến bao quanh hình hoa quả vẽ rất đàm để nhấn mạnh hình dáng, sự chắc đặc cũng tròn của khối, trong khi các tuyến tạo hình liền được vẽ mảnh hơn nhiều để diễn tả chất pha lê trong suốt nhẹ nhàng. Các chiếc

tuyến thực và tuyến ảo cũng có thể gián tiếp tạo nên sự nhấn mạnh cho một chi tiết một khu vực thông qua cách bố cục định hướng mắt nhìn của người xem mà không cần tạo đường bao trực tiếp lên hình. Có thể thấy rõ hơn điều này qua bức “Tám” của Paul Cézanne. Trong tranh, các tuyến nghiêng lập lại nhiều lần của những thân cây và hình người hướng vào trong làm thành một bố cục tam giác có tác dụng nhấn mạnh khu vực giữa đáy dưới bức tranh. Bằng cách này, Cézanne tạo ra một cấu trúc khung trong khung, tập trung sự chú ý của người xem vào khu vực mà ông mong muốn ở trong bố cục.

Định hưởng là chức năng thứ tư của tuyến. Tuyến luôn có tác động mạnh vào cảm giác về hướng của con người vì con người luôn có nhân biết thường trực về trọng lực, về sự thăng bằng. Tuy vào vị trí, đặc điểm của cách bố trí các tuyến trong tác phẩm nghệ thuật mà chúng đem lại hiệu ứng khác nhau. Tuyến thắng năm ngang tạo sự cân bằng, bất động, tuyển thẳng đứng chỉ hướng chuyển động vươn lên cao, tuyên nghiêng thể hiện chuy

Bài viết khác