Rembrandt – Danh họa người Hà Lan

Rembrandt sinh ngày 15/7/1606 tại Leyden trong một gia đình giàu có. Ông có
năng khiếu hội họa từ bé, luôn thích những tranh minh họa Thánh kinh hay thuận tay kỹ
hoa đầy trên mặt vở học lúc đến trường. Đầu tiên ông học chữ Latinh rồi vào trường đại
học Chính trị pháp luật nhưng được vài tháng ông bỏ ngành này và học nghề hội họa
trong các xưởng vẽ. Năm 1625 ông mở xưởng vẽ riêng, hoạt động với tư cách một họa sĩ
độc lập ở Leyden. Tác phẩm thời kỳ ở Leyden chủ yếu là tranh có nhân vật, thường là
những ông già được mô tả như triết gia hay nhân vật trong thánh kinh. Từ năm 1630,
ông chuyển đến ở hẳn Amsterdam, đây là thời kỳ bận rộn nhất trong cuộc đời ông, ông
đã nhanh chóng trở thành họa sĩ chân dung hàng đầu của thành phố này.

 

Khoảng năm

mươi bức tranh đề năm 1632-1633 đều là tranh chân dung, ở Amsterdam ông vẽ bức
tranh nổi tiếng “Bài học giải phẫu của Bác sĩ Tulp” (1632), tác phẩm mang lại sinh khí
mới cho thể loại chân dung tập thể. Tài năng của ông cũng thể hiện rõ trong đề tài tranh
tôn giáo, trong những năm đầu ở Amsterdam ông thực hiện một số tác phẩm trong đó có
công trình gồm 5 bức tranh mô tả “Khổ nạn của Chúa” (Alte Pinakothek, Munich). Năm
1634, ông đã cưới Saskia van Uylenburch, em họ của nhà buôn tranh có quan hệ với
ông, con gái của một gia đình thế tộc. Và bức “Chân dung Saskia – Thần hoa” (Portrait
of Saskia as Flora) ra đời. Với sự giúp đỡ của Saskia, ông đã bước lên tột đỉnh của danh
vọng và giàu sang, nhưng ông cũng tụt dốc nhanh chóng xuống chỗ bản hàn và khó
khăn khi Saskia qua đời vào năm 1642, để lại cho ông đứa con chưa đầy một tuổi là
Titus (1641-68). Cũng năm đó ông hoàn thành bức tranh “Tuần đêm” nổi tiếng.

Trong những năm 1640 chiều hướng nghệ thuật của ông thay đổi, ông dành thời gian cho tranh
tôn giáo hơn là thể loại tranh chân dung chính thức, phong cách của ông trở nên suy tư
và thâm trầm hơn, ít huy hoàng như trước. Có thể do ảnh hưởng từ cái chết của mẹ ông
năm 1640 và của Saskia, tôn giáo có thể là niềm an ủi cho ông trong lúc dau khổ đó,
cũng có thể ông cảm thấy không còn thích thú với loại tranh chân dung và trở lại với để
Tài Thánh kinh và thời gian này ông cũng vẽ tranh phong cảnh. Khoảng năm 1649 có
một cô gái tên là Hendrickje Stoffels đã đi vào đời tư của Rembrandt. Hendrickje là
người mẫu trong nhiều bức tranh nổi tiếng của ông sau này, cô sống Rembrandt cho tới
khi qua đời và sinh cho ông hai người con, trong đó có một cô con gái Cornelia sinh
năm 1654 là đứa con duy nhất còn sống sau ông. Sau khi ông không còn chú ý vẽ tranh
chân dung thời thượng, ông đã gặp nhiều khó khăn về tài chính, năm 1656 ông không đủ
trả tiền nợ, những bộ sưu tập của ông bị đem đi bán, năm 1660 ông phải ra khỏi nhà và
tới ở khu nghèo khổ. Tuy nhiên ông vẫn có những thân chủ quan trọng, vợ ông
– Hendrickje và con ông – Titus đã lập một cơ sở nghệ thuật mà ông phục vụ với tư cách
người làm công phụ trách kỹ thuật, một cách để tránh các chủ nợ. Sau khi qua thời kỳ
khó khăn, tài năng của ông lại phục hồi, và từ năm 1661 trở đi có

người thân yêu – Hendrickje (năm 1663 mất), Titus (năm 1668) – làm cho những năm cuối đời của ông trở nên u ám, tác phẩm của ông trở nên dầy lòng trắc ẩn, thấu đáo nhân tình thế thái. Rembrandt không chỉ thiện nghệ trong vẽ tranh chân dung một người mà còn thiện nghệ trong vẽ tranh chân dung tập thể, đó cũng là sự độc đáo mà trước ông người ta ít thấy ở họa sĩ khác. Ông không những nổi tiếng về tranh sơn dầu, mà còn là một người sở trường về tranh khắc đồng, phát minh ra cách khắc đồng bằng sắp và axit, mọi người coi ông là họa sĩ khắc axít vĩ đại nhất từ xưa tới nay. Rembrandt đã để lại một di sản 600 bức tranh sơn dầu và hơn 1300 bức tranh khác, 2000 bức ký họa và đồ họa cho hậu thế. Nhưng riêng ông, cho đến lúc mất ông chẳng để lại gì cho mình ngoài sự cô đơn, một cuốn kinh thánh, và sự nghèo khó. Những bức họa chân dung vào lúc tuổi già, mặt đầy vết nhăn, chứng tỏ sức chịu đựng và sự đau đớn không đo đếm được của Rembrandt. Trước hết, về mặt tranh chân dung, có chân dung tự họa, chân dung vẽ những người thân, chân dung theo đặt hàng của khách và chân dung tập thể. Ông vẽ ít nhất hai bức “Chân dung Saskia – Thần hoa”. hiện một bức lưu giữ ở London, một bức ở St. Peterburg. Trong bức tranh ở Hermitage, St. Peterburg, Saskia một tay cầm hoa, một tay đỡ tóc, tác giả đã thành công trong việc hóa thân người thành thần, và tính chất của thần được mô tả trong tranh cũng chính là tính chất của người.

Trong bức “Bài học giải phẫu của Bác sĩ Tulp” (1632) là một biểu hiện phù hợp với sự nhộn nhịp của một đất nước Hà Lan đang xây dựng lúc bấy giờ. Nó mô tả một nghiệp đoàn trong xã hội, với một giá trị lý tính nhân đạo cao cả, nó hoàn toàn khác với sự tổn vinh vua chúa trong nghệ thuật Barốc Italia. Bức tranh được chia làm ba yếu tố thành phần trên nền đen sẫm, bác sĩ tự tin cầm dao mổ đứng ở phía bên phải, thân thể người được mổ được nằm ở giữa phía trước, và nhóm người học tập quan sát phía bên trái, con dao mổ là yếu tố không thể thiếu và nó chiếm vị trí trung tâm. Ánh sáng được chiếu vào mặt tranh từ phía bên trái làm sáng những chỗ cần sáng và làm sáng khuôn mặt các tập sự đang dan xen nhau chăm chú quan sát. Tuyệt đối không có cách vẽ chân dung kiểu xếp hàng. Có nhà phê bình đã viết: “Rembrandt đã hướng nghệ thuật Barốc của Hà Lan vào con đường thị dân chủ nghĩa Lý tính, làm cho hội họa tưởng vọng về giá trị cuộc sống nhân tính cao cả”. Nhiều người nhận định rằng trong tranh Rembrandt không có cái hư vinh của tranh cung đình và tôn giáo. Rembrandt, Chân dung Saskia, Rembrandt, Chân dung Hendrickye, 1659, Sơn dầu, 101, 9×83.7cm. Bảo tàng quốc gia London. Phát thần, 18,5×10,7em, Kupferstichkabinett, Berlin. Rembrandt trong bức “Tuần đêm” đã tiến thêm một bước trong việc tìm tòi không gian và ánh sáng đầy chất kịch tính. Mục đích của bức tranh là diễn tả sự diễu hành của đội dân binh Amsterdam Sự phong phú chen lẫn nhau tạo sức sống cho bức tranh, Đại úy đội trưởng Frans Banning Cocq đứng giữa giơ tay ra phía trước tạo hiệu quả tạo hình không gian cho đoàn người

Người đương thời với Rembrandt, ra đời sớm hơn Rembrandt ít lâu mà cũng ghi dấu tín lớn trong hội hoa Hà Lan là Frans Hals (1581-1666). Sinh ở Anvers, đỉnh cư ở thành phố Haarlem, Frans Hals luôn luôn phải chống chọi với điều kiện kinh tế khó khăn. Nhưng ông vẫn vẽ cho đến tận tuổi 80, lúc ông qua đời trong sự nghèo nàn. Frans Hals chủ yếu để lại toàn tranh chân dung, miêu tả rất thành công cái thần của mẫu vẽ, với các nhất panh-xô nhanh, mạnh và sống động. Họa sĩ vẽ chân dung tài ba Frans Hals có một phẩm tiêu biểu của ông là “Cô gái Bohémienne” (1628-1630). sử dụng màu sắc. Tác Trong khi đó, Johanes Vermeer (1632-1675), sinh ở Delft, là một họa sĩ lớn khác mà di sản để lại chỉ khoảng 30 tác phẩm. Năng khiếu về sự hài hòa, về không gian và về sự trong trẻo của màu sắc, về sự diễn cảm vẻ đẹp im lặng của sự sống và các nhân vật cũng như các đồ vật được sắp xếp khéo léo chính là những điểm mạnh của Vermeer, điều đó được nhận thấy trong tác phẩm ” Xưởng vẽ” (1665).

Bài viết khác