Phân biệt ký họa và hình họa, ký họa có phải là hình họa?

Ký Họa Người khác Hình Họa ở điểm nào:

 

Ký họa là bắt nhanh dáng người, tỉ lệ, hướng hình sau đó vận dụng kiến thức về giải phẫu. Tỉ lệ người, cấu trúc cơ thể người, kết hợp với thực tế cho ra một tắc phẩm hoàn thiện. Một dáng người đang hoạt động nếu chúng ta có dùng trí nhớ tốt đến mấy cũng khó có thể vẽ đúng được. Phải kết hợp giữa trí nhớ và sự hiểu biết về các quy luật, cấu trúc mới có thể hoàn thiện được một bài kí họa nhanh.

Trong việc học vẽ hình họa, người học thường xuyên luyện tập kí họa trước 1 bài hình họa để giúp bắt được dáng chính, tỉ lệ lớn. Và sự chuyển động của các khối lớn trong cơ thể. Vẽ ký họa còn giúp tăng cường khả năng ước lượng của mắt, tư duy hình khối nhanh trong không gian.

Như vậy một người nếu chưa nắm về giải phẫu cơ thể người, các khối lớn hoặc sự thay đổi hình dáng của các nhóm cơ khi hoạt động. Thì khó có thể vẽ nhanh một bài kí họa. Và cũng khó có thể vẽ sâu một bài kí họa thâm diễn.

Vẽ ký hoạ đòi hỏi trí nhớ và sự quan sát

Đầu tiên người học vẽ phải tập ký họa những dáng đứng cơ bản, sau đó đến những dáng có sự chuyển động phức tạp. Sau một thời gian làm quen, hãy bắt đầu vẽ lại những người xung quanh. Giai đoạn này nên lấy những người đang ngồi hoặc đứng. Họ đang tập trung làm một việc gì đó  trong một khoảng thời gian là vài phút.

Vì mẫu thật luôn chuyển động không ngừng nên sau khi bắt dáng xong cần vẽ lại theo trí nhớ. Tức là trong quá trình chọn mẫu vẽ nên để ý đến đặc điểm của họ. Như: gầy hay béo, cao hay thấp, mặc quần (dài, đùi, quần bò…vv) áo (dài tay, cộc tay, áo len..vv) như thế nào?

Ở giai đoạn hoàn thiện này đòi hỏi trí nhớ và sự quan sát của bạn rất nhiều.

VAI TRÒ CỦA VẼ KÍ HỌA TRONG HỌC TẬP VÀ SÁNG TÁC

Rèn luyện kĩ năng kí họa, kí họa nhiều và thường xuyên sẽ làm phong phú trí tưởng tượng, làm giàu vốn biểu tượng, phát triển tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ.
Ngoài ra nó còn giúp chúng ta học vẽ hình họa tốt hơn…
Vai trò quan trọng nhất của kí họa là giúp ta có tư liệu từ thực tế sống động để sáng tác tranh.
Kí họa còn giúp chúng ta cảm thụ được cái hay cái đẹp về cuộc sống
Tóm lại, kí họa có vai trò hết sức quan trọng trong sáng tác tranh, không những chỉ cung cấp tư liệu về hình dáng của sự vật, hiện tượng mà quan trọng hơn là tạo cảm hứng sáng tạo cho người vẽ.

 

. CÁC THỂ LOẠI KÍ HỌA

a. Kí họa nhanh

Hay còn gọi là tốc họa, giống như nhà văn, nhà báo tốc kí, ghi nhanh để lấy tư liệu.
Kí họa nhanh nhằm ghi nhanh đặc điểm hình dáng bao quát bên ngoài của đối tượng bằng nét.

b. Kí họa thâm diễn

Hay còn gọi là kí họa sâu, là loại kí họa nhằm ghi chép kĩ chi tiết các bộ phận của đối tượng.
Kí họa thâm diễn mang tính chất nghiên cứu. Nó rất gần với hình họa,
tuy nhiên khác hình họa ở chỗ: đối tượng của vẽ hình họa là mẫu vẽ đặt ở trạng thái tĩnh trong phòng vẽ, còn đối tượng của kí họa thâm diễn có thể là sự vật hiện tượng con người đang hoạt động trong cuộc sống thực tại.
Kí họa thâm diễn giúp ta nắm vững, hiểu sâu hơn đặc điểm cấu tạo hình dáng sự vật, con người. Giúp ta có tư kiệu hoàn chỉnh về hình tượng khi xây dựng tranh. Tạo cho bức tranh sinh động mang tính hiện thực, gần gũi với cuộc sống.

CHẤT LIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG KÍ HỌA

Bút chì
Bút sắt
Mực nho
Màu nước
Bột màu
Sáp màu

 

Bài viết khác