Những danh họa đóng vai trò gây dựng phát triển trong nghệ thuật Italy và Tây Ban Nha

Ở đây ta đề cập đến các họa sĩ nổi tiếng, gây ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật ở Italia thế kỷ XVII.

Caravaggio (Michelangelo Merisi 1570-1610) là họa sĩ có ảnh hưởng nhất thế kỷ XVII, quê gốc Lombardie, được lấy tên theo thị trấn Caravaggio gần Bergamo. Ông học được những kinh nghiệm ở các họa sĩ lớn như Lotto, Savoldo và các họa sĩ Venise. Năm 1592 ông tới Rôma, ở đây Caravaggio đã thực hiện cẩn thận những đơn đặt đầu tiên. Có thể chia hội họa của ông làm hai giai đoạn trong thời gian ông ở Roma: thời kỳ thử nghiệm đầu tiên (1592-1599) và thời kỳ thuần thục (1599-1606) trong đó ông thực hiện được nhiều công trình lớn. Các tác phẩm giai đoạn đầu thường là các bức tranh cỡ nhỏ như các bức Bacchus trẻ (1595, Uffizi, Firenze) và Cậu bé với giỏ trái cây (1595, phòng trưng bày biệt thự Borghese, Rôma).

Tranh của ông thời gian sau đó mềm dẻo hơn và mạch lạc hơn với màu sắc đậm đà với bóng nổi được nhấn mạnh như tác phẩm “Bữa ăn tối ở Emmaus” khoảng năm 1598-1600 (hiện lưu giữ ở Bảo tàng quốc gia, London). Đánh dấu cho giai đoạn thứ hai của ông ở Rôma là hai tác phẩm “Sự kêu gọi của thánh Matthieu” và “Sự tuần đạo của thánh Matthieu” khoảng từ năm 1599-1600 vẽ cho nhà nguyên Cotarelli trong nhà thờ SLiugi dei Francesci. Tranh bàn thờ “Thánh Matthieu và thiên thần” bị từ chối vì người ta nghĩ nó thiếu đúng dẫn và nó lại được hầu nước Vincenzo Giustiniani mua lại.

Thời gian tiếp đó ông đã vẽ hai bức cho nhà nguyện Cerasi ở nhà thờ St Maria del Popolo, hai bức này là “Đóng đinh thánh Pierre” và “Thánh Paul quy đạo” khoảng năm 1600-1601. Hai bức tranh này gây cho mọi người ngạc nhiên vì hình ảnh mạnh mẽ, vì nó đưa ra một cái nhìn mới mẻ về các đề tài cũ. Từ thời gian này trở đi ông hầu như chỉ vẽ tranh tôn giáo khổ lớn như bức “Hạ huyệt” (1602-1604, Vatican), “Đức bà của Loreto” (Tu viện SAgostins. Rôma, 1603-1605), “Đức bà của Palapenicri” (1605-1606, phòng trưng bày của biệt thự Borghese, Rôma), “Cái chết của Đức mẹ đồng trinh” (1605-1606, Le Louvre, Paris). Năm 1606 ông rời Rôma và trong bốn năm cuối đời ông đã đi từ Napoli tới Malta và Sicilia rồi lại trở về Napoli.

Ông tiếp tục vẽ tranh tôn giáo khổ lớn nhưng phong cách lúc này đã thay đổi: dùng ít màu, màu mỏng. Cốt chuyện đông người và chuyển động dày đặc trong các bức tranh trước theo phong cách Rôma được thay bằng sự yên lặng và sự sâu lắng. Đáng chú ý nhất trong loạt tranh này là bức “Trảm thủ thánh Jean Baptiste (1608. Nhà thờ Valetta, Malta). Nam 1610 ông mất vì bị bệnh sốt rét rừng khi trên đường trở về Rôma. Cuộc đời hoạt động nghệ thuật của ông ngắn ngủi nhưng sôi nổi. bút pháp của ông được nhiều nghệ sĩ noi theo, đặc biệt là cách cường điệu của ông để làm nổi bật tính cách hiện thực gây cảm xúc mạnh đã có ảnh hưởng mạnh đối với nén hội họa Rôma trong thập niên đầu thế kỷ XVII, phong cách của ông bám rễ chắc ở Napoli trong những năm ông ở đây, thể hiện qua sự ảnh hưởng đối với các họa sĩ như Caracciolo, Artemisia Gentileschi, và Ribera, một họa sĩ gốc Tây Ban

Bartolomé Esteban Murillo (1618-1682) là hoạ sĩ hoạt động gần như cả đời ở quê hương Seville. Lúc đầu tranh của ông có phong cách tự nhiên u ám, ảnh hưởng của Zurbarán. Sau khi vẽ mười một bức tranh về cuộc đời của các vị thánh vẽ cho tu viện dòng François ở Seville (1645-1646) ông trở nên danh tiếng và trở thành họa sĩ hàng đầu của thành phố này và giữ vững địa vị này suốt đời. Phần lớn tranh ông thuộc đề tài tôn giáo, kêu gọi lòng mộ đạo của nhân dân và minh họa các giáo lý chống cải cách. Đặc trưng của phong cách sau này của ông là hình tượng lý tưởng hóa, mềm mại, hình thể hài hoà, màu sắc tinh tế, diện mạo và tâm trạng dịu dàng. phong cách của ông còn được gọi là “Phong cách mơ màng hư ảo”. Ở thế kỷ XVIII hội họa của Murillo rất phổ biến, chúng còn được bán ra nước ngoài nhưng đến cuối thế kỷ XIX thì tác phẩm của ông không còn được chú ý vì bị chỉ trích là quá ủy mị, mãi đến 20 năm cuối thế kỷ XX nghệ thuật của ông mới được đánh giá lại. Ở tranh của tất cả đều là sự duyên dáng tự nhiên và dân dã, ý muốn làm cho cái thiêng liêng thành quen thuộc và kỹ thuật của ông đạt đến một độ hoàn hảo hiếm có trong sự giản dị bề ngoài

 

 

Velasquez được khám phá ở giữa thế kỷ XIX bởi phong cách hội họa của các họa sĩ Pháp nổi tiếng như Courbet và Manet giống của ông, ông rất thành công trong thể loại tranh chân dung. Jusepe de Ribera (1591-1652), nghệ sĩ khắc axít, họa sĩ Tây Ban Nha, hoạt động ở Italia. Ông lập nghiệp ở Napoli, Italia năm 1616, lúc đó Napoli là thuộc địa của Tây Ban Nha và là một trong những trung tâm nghệ thuật chính của phong cách Caravaggio. Ông là một trong những người theo lối vẽ của Caravaggio, ông có phong cách đặc biệt là cách vẽ mãnh liệt và nét bút như cào xước. Tranh thời gian đầu của ông có phong cách âm đạm và vào thời kỳ sau có màu sắc phong phú với bóng nổi mềm mại. Ông là người đầu tiên đã đối nghịch với truyền thống ghét chủ đề thần thoại trong nghệ thuật Tây Ban Nha. Với loạt tranh về các triết gia được ông mô tả dưới dạng kẻ hành khát (Archimedes, 1630, Prado) để chế nhạo thổi phó trưởng của phong cách Hàn lâm. Francisco de Zurbaran (1598-1664), Những tác phẩm của Zurbarán được chú ý trong những năm gần đây, tác phẩm đề tài tôn giáo của ông gây ấn tượng mạnh bởi tính mực thước có xưa, mật độ của màu sắc, tính chất hoành tráng của các hình ảnh và sự trầm mặc trang nghiêm.

Bài viết khác