Cam là một gam màu có kích thích cực mạnh tới thị giác con người, chi phối hành động của họ. Vậy điều gì đã tạo nên hiệu ứng này? Trong một vài nền văn hóa, nó được ví như một gam màu của thần thánh còn ở một vài nền văn hóa khác, nó là tượng trưng cho hoàng tộc. Màu cam nổi loạn và đầy táo bạo luôn gợi lên cảm giác nguy hiểm nhưng đầy kích thích.
Trong đạo Phật, màu cam (vàng nghệ) được sử dụng làm màu áo cà sa của giới tăng lữ. Nó tượng trưng cho sự hoàn hảo, là sắc thái cao nhất của sự soi sáng và giác ngộ. Bên cạnh đó, màu cam còn tượng trưng cho tri thức. Đây màu biểu tượng cho đạo Hindu bởi người theo đạo thường mặc quần áo sắc cam.
Màu cam có quan hệ mật thiết với sự sinh sôi nảy nở và nữ thần hoa quả – Ponoma. Nàng thường xuất hiện trong chiếc áo choàng cam.
Trong hội họa phương Tây, màu cam được sử dụng phổ biến sau năm 1809 khi thuốc nhuộm cam lần đầu xuất hiện. Nó được ưa chuộng bởi họa sĩ thời kỳ tiền Raphael và họa sĩ trường phái Ấn tượng. Họa sĩ thời bấy giờ thường dùng màu cam để phác họa ánh sáng tự nhiên.
Gam màu cam khơi gợi sự ấm áp, niềm thích thú cùng sự tiêu khiển. Một số họa sĩ như Monet, Gauguin và Touloues – Lautrec đã tận dụng tối đa hiệu ứng của nó. Monet khắc họa khung cảnh hoàng hôn với màu cam. Còn Toulouse-Lautrec khắc họa năng lượng dồi dào của các vũ công Paris. Nhưng có lẽ, Vincent van Gogh là người trung thành với gam màu này nhất. Ông tự pha màu và tạo hiệu ứng tương phản giữa sắc cam với sắc xanh, sắc tím trong tranh.