Màu sắc đóng vai trò quan trọng thế nào trong đời sống? màu sắc là gì? trang trí màu sắc là gì?

  • Trang trí

Ngay từ thời sơ khai của lịch sử loài người, con người đã chú trọng đến màu sắc trong các đồ dùng vật dụng của minh, tiến xa hơn là những hình vẽ trang trí với màu sắc lấy từ đất đá và thảo mộc, điều đó chứng tỏ vai trò của màu sắc vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.

Màu sắc trong hội họa được coi trọng, vì nó là yếu tố nổi trội, tạo hấp dẫn thị giác con người. Có nhiều họa sĩ khai thác thế mạnh của mình trong tác phẩm bằng yếu tố hình, nét hoặc các tương quan đậm nhạt của mực nho hay các tranh in đen trắng, tuy nhiên một bức tranh càng tăng thêm vẽ đẹp khi được phối hợp màu sắc hài hòa.

MÀU SẮC TRONG THIÊN NHIÊN

Màu sắc trong thiên nhiên rất đa dạng phong phú về màu sắc. Dưới sự tác động của ánh sáng lên mỗi vật sẽ cho ta một màu sắc khác nhau, riêng thực vật là loại sinh động nhất về màu sắc, có nhiều loài màu sắc thay đổi theo mùa. Về không gian khí quyển cũng thay đổi màu sắc theo thời gian như mùa xuân cho cảm giác mát dịu, trong lành và sinh động của các loài hoa lá đâm chồi nẩy lộc sau một thời gian ngủ đông. Mùa hè với sáng mặt trời rực rỡ đem lại sự sống mạnh mẽ cho muôn loài. Mùa thu cho một không khí lâng lâng buồn tiếc nuối của những ngày hè vui nhộn trong các hoạt động, trong các chuyến du lịch khám phá thiên nhiên…Thiên nhiên mùa đông lạnh giá, thiếu ánh nắng mặt trời, bầu trời như thấp xuống, cảnh vật mờ ảo trong làn khói sương.

Chúng ta sẽ được lưu lại những khoảnh khắc biến đổi của màu sắc thiên nhiên qua lăng kính của máy ảnh, cảnh sắc của thiên nhiên là những bức tranh hùng vĩ tạo nên những kỳ quan, đem lại nhiều lợi ích cho con người, cho mỗi quốc gia.

MÀU SẮC TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Vai trò của màu sắc trong đời sống con người không thể thiếu được, mỗi màu tượng trưng cho một hình ảnh cũng như những ý nghĩa khác nhau, khi mới lọt lòng mẹ, giác quan ta thường tập trung nhiều nhất vào màu sắc với những màu xanh, đỏ, tím, vàng… của chùm vải đung đưa theo chiếc nôi làm ta say ngắm không chán. Màu sắc còn được thể hiện theo lứa tuổi, theo từng dân tộc khác nhau: Trong trang phục thời tuổi trẻ thích màu tươi vui, trung niên thích màu trang nhã, tuổi già thích màu trầm,vv…

Màu sắc trang trí trong một bữa tiệc đem lại sự sang trọng và hấp dẫn khi thưởng thức các món ăn. Màu sắc trong nội thất như phòng làm việc, phòng ngủ của cá nhân thể hiện theo lúa tuổi, sở thích riêng của từng người.

Màu sắc làm cho cuộc sống thêm đẹp, thêm tươi, làm cho con người càng yêu thêm cuộc sống. Mỗi người đều có cá tính và cảm nhận về màu sắc khác nhau, khi con người sở hữu màu sắc theo ý thích sẽ làm tăng thêm hương vị của cuộc sống. Ngày nay màu sắc đôi khi còn được con người lựa chọn theo quan niệm phong thủy, theo mệnh (Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) với mong muốn đem lại nhiều may mắn trong cuộc sống.

MÀU SẮC TRONG HỘI HỌA

Màu sắc có được là do ánh sáng, ánh sáng tác động vào các vật thể thì ta nhận biết được màu sắc riêng biệt của nó. Có các loại ánh sáng như: Ánh sáng thiên nhiên (Ánh sáng mặt trời, ánh sáng mặt trăng, các vì sao; Ánh sáng khoa học (Đèn điện, lửa hàn); ánh sáng nhân tạo (Đèn dầu, lửa than),vvv… Đâu có ánh sáng thì ở đó có màu sắc; đâu có ánh sáng mạnh thì màu sắc có vẻ đặc biệt mãnh liệt; ở đâu ánh sáng yếu thì khó có thể phân biệt màu này với màu kia.

Màu nóng trong hội họa

Màu sắc trong hội họa được chia làm 3 màu cơ bản: Đỏ, Vàng, Lam. Pha trộn 2 màu cơ bản với nhau ta được màu thứ 3, Các màu pha trộn với tỷ lệ khác nhaun sẽ tạo ra màu được pha khác nhau, cung với trắng và đen pha vào các màu ta sẽ có muôn vàn màu sắc khác nhau để diện tả mọi sự vật hiện tượng xung quanh ta. Trong hội hoạ người ta thường chia ra là hai hoà sắc chính đó là hoà sắc nóng và hoà sắc lạnh. Hoà sắc nóng thì lượng màu nóng chiếm tỷ lệ trọng yếu trong tranh hoặc hoà sắc lạnh thì lượng màu lạnh chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tranh.

Tính biểu cảm của màu sắc

Không có màu sắc nào tự nó là quan trọng. Mỗi màu luôn được trông thấy trên bề mặt tranh trong một tương tác với những màu khác, sự phối màu tạo nên những hòa sắc mãn nhãn, thể hiện nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

Màu sắc là yếu tố biểu cảm nhất vì tính chất của nó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến cảm xúc của chúng ta. Khi nhìn một tác phẩm nghệ thuật, chúng ta không cần phải hợp lý hoá cái mà chúng ta cho rằng mình sẽ cảm nhận về màu sắc, nhưng chúng ta có một phản ứng tức thời về nó. Những nhịp điệu và hài hoà của màu sắc thoả mãn những khoái cảm thẩm mĩ của chúng ta. Trong nghệ thuật biểu hiện màu sắc xác định những sự vật và tạo ra hiện quả không gian ảo.

Màu sắc là đáp ứng thị giác đối với những bước sóng của ánh sáng mặt trời được xác định như là đỏ, lục, xanh.v.v…những phẩm chất có tính vật lý của cường độ, sắc độ và sự chuyển màu. Khi xem một tác phẩm hội hoạ đẹp là tác phẩm đó phải cho chúng ta sự thoả mãn của con mắt và ấn tượng về một chủ đề, đề tài nào đó hoặc chỉ là những cảm xúc của tác giả gửi gắm đến người xem khi sử dụng yếu tố màu sắc hoặc một số các yếu tố nào đó.

Các cảm nhận tâm lý của màu

Trong quá trình phát triển của loài người, một dân tộc hay một cá nhân nhiều thói quen thị giác được hình thành. Cảm nhận tâm lý của màu trong hội họa rất khác nhau. Các biểu hiện màu sắc có những hiệu quả tâm lý rõ ràng, mang tính phổ quát đồng thời mang tính cộng đồng và cá nhân. Nét tâm lý cá biệt của màu có thể rõ ở người có năng khiếu hội hoạ, một phần phong cách của hoạ sĩ là do gam màu đặc biệt của người đó tạo nên như màu trong tranh của Delaunay, Modigliani, Sonila Delaunay, Chagall, VanGogh hay của Monet… những gam màu đặc trưng của các hoạ sĩ rực rỡ, lung linh hay huyền ảo là những thiên bẩm mà thượng đế ban tặng.

Bức tranh “Trò chơi vòng quay”

Sự hài hoà – thế cân bằng của màu sắc

Sự hài hoà của màu sắc còn phụ thuộc vào độ nóng lạnh của màu, phụ thuộc vào độ lớn, nhỏ của mảng màu… nhìn chung có sự can thiệp của nhiều yếu tố để có sự hài hoà và cũng chính là sự cân bằng của màu. Ở đây sự cân bằng của màu không thể nói đến cân bằng về trọng lượng mà nói đến cân bằng về thị giác của người vẽ và người xem.

Sự hài hoà của màu sắc trong tác phẩm hội hoạ thường là sự nhắc lại các màu với diện tích nhỏ hơn hoặc biến đổi độ sáng, tối của nó thì tác phẩm sẽ tạo nên sự hài hoà về màu. Sự hài hoà về màu sắc còn phụ thuộc vào nhịp điệu của bố cục, những thế cân bằng mà trong đó phối hợp nhiều yếu tố như sắc độ, hình dạng và đường nét… tất cả hội tụ nhiều nhiều yếu tố hổ trợ lẫn nhau tạo nên sự cân bằng thị giác.

Thực tế khi ta sáng tác một tác phẩm hội hoạ thì việc cân bằng của màu sắc và các yếu tố là cân bằng định tính, chúng ta chỉ dựa vào sự hài hoà của thị giác, cảm giác chứ không có sự cân bằng lý tính nào trong tác phẩm hội hoạ. Việc sử dụng màu sắc thành công là tuỳ thuộc vào sự am hiểu một số quan hệ cơ bản của màu sắc. Một màu sắc đơn lẻ tự nó có một đặc trưng nào đó, tạo ra trạng thái hoặc gợi lên một đáp ứng cảm xúc. Nhưng cái đặc trưng đó có thể bị thay đổi nhiều khi màu sắc đó được trông thấy cùng với những màu khác trong cùng một quan hệ hài hoà vì vậy hoạ sĩ phải tạo ra những quan hệ khác nhau giữa các màu sẵn có chúng có thể liên kết gần gũi hoặc tương phản.

Bất kỳ một nỗ lực nào nhằm đạt được hiệu quả thẩm mỹ của một màu sắc dựa trên những hài hoà màu sắc cố định có tính lý thuyết, hẵn là khó thành công, vì phần lớn hiệu quả này tuỳ thuộc phần lớn vào cách thức của chúng ta phân bố màu sắc trong quan hệ những chuyển màu của chúng. Một bản màu đẹp đều có sự kết hợp giữa sự tương đồng và tương phản, giữa cái xa và gần, giữa cái chính và phụ. Các mối qua hệ các màu phải tạo nên một thể thống nhất, sinh động và hấp dẫn.

  • Hệ thống màu trong nghệ thuật tạo hình bao gồm bao nhiêu màu?

Hệ thống màu trong hình họa bao gồm: Màu gốc (màu cơ bản), màu pha trộn, màu bổ túc, màu nóng, màu lạnh, màu tương đồng, màu tương phản, hòa sắc, đậm nhạt của màu.

  • Trang trí phục vụ đời sống gồm những loại nào?

Có các loại hình trang trí hình họa như :Trang trí trang phục, Trang trí Mỹ nghệ, Trang trí Nội thất (trong nhà), Trang trí Sân khấu điện ảnh, Trang trí Ấn loát…

Bài viết khác