Mặt nạ giấy bồi

Mặt nạ giấy bồi, “hồn cốt” của Tết Trung thu

Trung Thu về, phố Hàng Mã vài vài con phố xung quanh rực rỡ sắc màu bởi cơ man nào là đồ chơi. Lọt thỏm giữa những cửa hàng bán các đồ chơi như súng ống, mặt nạ nhựa, đèn lồng…. Thì quầy bán mặt nạ giấy bồi nằm khép mình, khiêm tốn, bình dị, cổ xưa vốn như tên gọi của nó.
Được sở hữu một chiếc mặt nạ giấy bồi chơi trong dịp Tết trung thu, con trẻ hớn hở lắm. Nhưng mấy ai biết được để làm thành một sản phẩm phải đòi hỏi người nghệ nhận tỉ mỉ bao công đoạn.
  1. Công đoạn đầu hình thành mặt nạ.

    • Mỗi chiếc mặt nạ đều có khuôn đúc bằng xi măng.
    • Công đoạn xé từng mảnh giấy nhỏ, dùng hồ dán bồi lên khuôn đúc có sẵn tưởng đơn giản nhưng tỉ mỉ vô cùng vì nếu không cẩn thận mặt nạ sẽ không căng, mịn.
    • Lớp trước được dán chồng lên lớp sau, kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn.
    • Khoảng 5 đến 6 lớp giấy vụn sẽ làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi.
    • Khi đã bồi đủ các lớp giấy, mặt nạ được mang phơi khô bằng ánh nắng tự nhiên chứ không được dùng máy sấy, vì dùng máy sấy sẽ làm cong và biến dạng mặt nạ.
  2.  Công đoạn tô màu.

 Mỗi khi trời nắng, những nghệ nhân phải tranh thủ làm mới đủ lượng hàng phục vụ khách hàng.
  • Công đoạn tô sơn cũng tỉ mỉ, cần sự khéo léo. Không phải cùng một lúc mà tô hoàn thiện một chiếc mặt nạ.
  • Lớp sơn này khô mới tiếp tục tô lớp sơn khác lên để tránh bị nhòe.
Một người nghệ nhân cho biết:
Thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho con trẻ. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.
  • Mặt nạ ông Địa tức vị Thổ thần, Thổ địa được thể hiện với hình dáng tròn vo và vui tươi như sự sung mãn đầy đủ của đất đai màu mỡ.
  • Hình ảnh Thỏ ngọc lại là tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa – hoặc tượng trưng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm.

Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với Thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu của người nông dân thời xưa.

Bài viết khác