Luyện sắc độ, đậm nhạt khi vẽ tranh. Sắc độ là gì? Tại sao sắc độ lại quan trọng?

Tranh vẽ chì hoặc tranh trắng đen là một phương pháp để thể hiện vật thế, hình ảnh một cách siêu thực và sâu sắc đến nỗi mang cho ta cảm giác có thể chạm vào, cầm nắm và cảm nhận vật thể trong tranh đó.

Những thể loại tranh này đều giúp ta biểu hiện cụ thể và chân thực về không gian, tinh thần tranh, bối cảnh và rất nhiều hiệu ứng đặc biệt khác trong tranh. Sắc độ sẽ linh hoạt khi được sử dụng và hiểu biết một cách đúng đắn về nó.

Như vậy, sắc độ trong tranh là gì? Chúng ta hãy đi tìm hiểu nhé!


1. Sắc độ

“Sắc độ” được định nghĩa đơn giản là cách một vật thể trông “sáng” và “tối” như thế nào.

Tranh vẽ sắc độ chỉ sử dụng màu trắng và màu đen, hoàn toàn không có màu sắc nào khác. Trắng, đen và các cung bậc khác của màu xám dao động giữa hai màu đó được gọi là sắc độ (đôi lúc còn được xem là các tông (tone) khác nhau).

2. Chúng ta nhìn thấy được nhờ các sắc độ

 

Tầm quan trọng của sắc độ

Sắc độ không chỉ quan trọng trong hội họa, mà nó còn cho phép chúng ta hiểu được hình dạng.

Những trải nghiệm về các góc nhìn khác nhau của chúng ta về thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào ánh sáng. Mỗi khi chúng ta nhìn thấy bất cứ thứ gì, nghĩa là chúng ta đang nhìn thấy thứ được chiếu sáng bởi nguồn sáng nhất định, đó có thể là ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo từ bóng đèn chẳng hạn.

Khi một vật thể quay lưng khỏi nguồn sáng, ít ánh sáng có thể được chiếu tới nên nó dần trở nên tối hơn. Sau cùng, vật thể chìm dần trong bóng tối, nơi mà ánh sáng k thể chiếu đến. Đây được gọi là sự tối dần của một vật thể không được ánh sáng chiếu tới tạo ra hàng loạt các giá trị sắc độ khác nhau.

Chúng ta nhận biết được hình dạng thông qua loạt sự chênh lệch khác nhau giữa khu vực sáng và tối. Các giá trị sắc độ khác nhau tạo cho vật thể một cái nhìn ba chiều.


4. Sắc độ và cảm nhận thị giác

Drawing by Marina Fridman

Drawing by Marina Fridman

Vẽ là tạo ra ảo ảnh. Chúng ta dùng than chì để vẽ phần da, tóc và quần áo của một con người. Hoặc có thể là gạch, kính, kim loại cùng các vật liệu liên quan, hay là phong cảnh, diễn họa đô thị chẳng hạn.

Khi vẽ, hãy cố gắng tạo ảo ảnh về sắc độ trong tự nhiên. Chúng ta không thể hoàn toàn mô phỏng chính xác sắc độ vì các lý do sau:

+ Có hằng hà sa số các giá trị sắc độ trong tự nhiên. Thị giác của con người vẫn còn “nghèo nàn” và chỉ nhận biết được các giá trị ở một khoảng giới hạn nhất định. Điều này sẽ gây cản trở để thấy đầy đủ tất cả các vùng sắc độ.
+ Dụng cụ vẽ cũng bị giới hạn về khả năng, ngăn việc mô phỏng các vùng sắc độ mà ta phác họa.

Tuy nhiên, không có gì cản trở được khả năng biểu hiện vật thể vì chúng ta không cần có vô hạn các vùng sắc độ khác nhau để tạo ra một bức tranh hợp lý. Ta có thể mô tả đối tượng ấn tượng nhất bằng cách đơn giản hóa sự quan sát của mình.

Việc đơn giản hóa các sắc độ sẽ cho ra một tác phẩm có yếu tố chặt chẽ và gắn kết hơn là cứ chăm chăm tả thực từng chi tiết một mà bạn thấy được. Các họa sĩ đã nhận ra điều này hơn hàng trăm năm trước và đã cho ra một hệ thống đơn giản hóa các sắc độ được gọi là Thang sắc độ.

 


5. Thang sắc độ

Các họa sĩ sử dụng một bảng hệ thống gồm chín sắc độ sắp xếp từ trắng đến đen, được gọi là thang sắc độ. Thang sắc độ bao gồm 4 sắc độ sáng (được đánh số từ 1 đến 4), sắc độ trung gian (hay còn được gọi là half-tone), và cuối cùng là bốn sắc độ tối (được đánh số từ 6 đến 9). Thang sắc độ về bản chất thì cũng chỉ là đơn giản hóa sự phân cấp của quá trình chuyển sắc.

 

Luyện tập đánh bóng

Trên bức hình, các sắc độ trên thang sắc độ rõ ràng như một bản chữ cái

 

Mỗi cung bậc khác nhau giống như một chữ cái. Khi một chữ đứng một mình thì sẽ không truyền tải được nhiều. Nhưng khi được kết hợp với nhau để hình thành một từ ngữ, chúng trở thành một ngôn ngữ mà ta có thể giao tiếp được.

Nói một cách ngắn gọn, chúng ta kết hợp các cung bậc khác nhau để tạo thành một tác phẩm: một hình thức giao tiếp thông qua thị giác.

Tầm quan trọng của sắc độ

Cho nên, việc học tập và rèn luyện để có sự cảm thụ tốt hơn về sắc độ là một điều tối quan trọng. Khi các bạn nắm được những kiến thức này, khi vẽ ta sẽ không còn bị bối rối, và có thể luyện cho đôi mắt của mình quen việc phân mảng sáng – tối, đậm – nhạt rõ ràng, tránh mắc những lỗi sai đáng tiếc trong tác phẩm của mình.

Ngoài ra, các bạn có thể đăng ký khóa luyện thi hình họa chì tại ArtLand chúng mình để được đội ngũ giảng viên hướng dẫn luyện tập và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về hình khối; phối cảnh từ đó được luyện tập thêm các khối nâng cao, vật thể thực tế. Trong quá trình giảng day, chúng mình sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng cho từng học viên, sửa các lỗi sai thường mắc phải, tạo cho học viên thói quen tốt trong việc phân tích vật thể thành các khối cơ bản. Đó là một kỹ năng cơ bản và quan trọng dành cho mọi người để có thể phát triển khả năng mỹ thuật về sau.

Nguồn: thedrawingsource

 

Bài viết khác