Luật xa gần: Mối liên hệ giữa phép chiếu không gian đối với hội họa

Luật xa gần trong tạo hình còn gọi là luật thấu thị hay luật phối cảnh, là tập hợp những phương pháp biểu hiện không gian lên mặt phẳng với các yếu tố tạo hình như đường nét, tỉ lệ, sắc độ, màu sắc, vv… nhằm giả thích và trình bày diến biến sự vật, hình thể đang tồn tại trong không gian từ gần đến xa theo quy luật của mắt ta nhìn.

Là khoa học giải thích trình bày diễn biến của vật thể về hình thể, đường nét từ gần đến xa khi người ta nhìn tự nhiên từ 1 điểm cố định – LXG giải quyết mọi tương quan về hình thể đường nét của những vật thể ở những vị trí xa gần khác nhau trong không gian.

 

Luật xa gần có sự tham gia đóng góp của các họa sĩ thời phục hưng, trong đó có Leonadevinhci, và sau đó có sự đóng góp cửa các nghành khoa học khác

Phương pháp biểu hiện không gian trong tranh theo lý thuyết của nghệ thuật thị giác cho rằng: điểm chiếm vị trí không gian, đường nối vị trí các điểm nũng chiếm không gian đây là loại không gian một chiều. Mặt phẳng do đường ngang và đường dọc tạo nên là không gian 2 chiều. Mặt chiều sâu vuông góc với mặt phẳng ngang cấu thành thể khối gọi là không gian 3 chiều.

Có ba phép chiếu thông dụng đó là:

  • Phép chiếu song song
  • Phép chiếu vuông góc
  • Phép chiếu xuyên tâm

Phép chiếu xuyên tâm:

 

– Đây là phép chiếu mà các tia chiếu đồng quy về một điểm và điểm đó được gọi là tâm chiếu S.

– Phép chiếu xuyên tâm thường được ứng dụng trong vẽ tranh, vẽ phong cảnh, vẽ kiến trúc, ta hay gọi các hình chiếu đó là hình chiếu phối cảnh.

– Cách thực hiện phép chiếu xuyên tâm: Trong không gian, cho một điểm S mà một mặt phẳng (P) không đi qua S. Quy tắc biến mỗi điểm M trong không gian thành điểm M’ là giao điểm của mặt phẳng (P) và đường thẳng SM được gọi là phép chiếu xuyên tâm (tâm S) xuống mặt phẳng (P).

– Trong phép chiếu xuyên tâm, các điểm M nằm trong mặt phẳng (Q) đi qua điểm S và song song với mặt phẳng (P) thì không có ảnh. Trong chương trình vẽ kỹ thuật, để cho mọi điểm trong không gian đều có ảnh, người ta bổ sung cho mặt phẳng (P) một đường thẳng ở vô tận, coi như là giao của mặt phẳng (P) và mặt phẳng (Q).

– Nếu ta hạn chế chỉ xét phép chiếu trên một mặt (R) nào đó trong không gian thì phép chiếu xuyên tâm nói trên gọi là phép chiếu xuyên tâm (tâm S) từ mặt (R) xuống mặt phẳng (P).

– Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỉ số kép

– Tính chất cơ bản của phép chiếu xuyên tâm:

  • Hình chiếu của một điểm qua phép chiếu xuyên tâm là một điểm. Điểm thuộc mặt phẳng hình chiếu chính là điểm trùng với chính nó.
  • Hình chiếu của một đường thẳng qua phép chiếu xuyên tâm mà không đi quan tâm chiếu là một đường thẳng.
  • Đường thẳng đi qua tâm chiếu gọi là đường thẳng chiếu. Hình chiếu của đường thẳng chiếu là một điểm. Mặt phẳng đi qua tâm chiếu gọi là mặt phẳng chiếu. Hình chiếu của mặt phẳng chiếu là một đường thẳng. Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỷ số kép của bốn điểm thẳng hàng.

 

Phép chiếu song song:

– Đây là phép chiếu mà các tia chiếu song song với nhau và song song với phương chiếu L.

– Phép chiếu song song được dùng làm cơ sở cho phương pháp biểu diễn hình thể bằng hình chiếu trục đo.

– Cách thực hiện phép chiếu song song: Cho đường thẳng a và mặt phẳng (P). Lấy 1 điểm M trong không gian và từ M ta dựng đường thẳng d (d // a hoặc d trùng a). Đường thẳng d giao với mặt phẳng (P) tại điểm M’. Khi đó, ta nói M’ là hình chiếu của M theo phép chiếu song song là đường thẳng a.

– Tính chất của phép chiếu song song:

  • Tính chất 1:Phép chiếu song song bảo toàn sự thẳng hàng và thứ tự của các điểm
  • Tính chất 2:Phép chiếu song song biến đường thẳng thành đường thẳng, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng
  • Tính chất 3:Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau
  • Tính chất 4:Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng.

– Hình biểu diễn của một số hình không gian trên mặt phẳng:

  • Một tam giác bất kỳ bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác tùy ý cho trước (tam giác cân, đều, vuông…)
  • Một hình bình hành bất kỳ bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tùy ý cho trước (hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành…)
  • Một hình thang bất kỳ bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một hình thang tùy ý cho trước, miễn là tỉ số độ dài của hai cạnh đáy được bảo toàn
  • Hình elip là hình biểu diễn của hình tròn

 

Phép chiếu vuông góc:

– Đây là phép chiếu mà các tia chiếu song song với nhau vfa song song với phương chiếu L, trong đó phương chiếu L vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.

– Phép chiếu vuông góc được dùng làm cơ sở cho phương pháp biểu diễn vật thể bằng hình chiếu vuông góc, là phương pháp chính trong các bản vẽ kỹ thuật.

– Cách thực hiện phép chiếu vuông góc: Cho đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (a). Phép chiếu song song theo phương d lên mặt phẳng (a) được gọi là phép chiếu vuông góc lên mặt phẳng (a).

– Định lý Ba đường vuông góc: Cho đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (P) và đường thẳng b không thuộc mặt phẳng (P) đồng thời không vuông góc với mặt phẳng (P). Gọi b’ là hình chiếu vuông góc của đường thẳng b trên mặt phẳng (P). Khi đó, đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b khi và chỉ khi a vuông góc với b’.

– Tính chất của phép chiếu vuông góc: Phép chiếu vuông góc có đầy đủ tính chất của phép chiếu song song. Độ dài của hình chiếu A’B’ của đoạn thẳng AB sau phép chiếu vuông góc bằng độ dài đoạn thẳng AB nhân với cos(a) (a là góc nghiêng của AB so với mặt phẳng chiếu), tức là: A’B’ = AB.cos(a)

 

 

Luật xa gần được sử dụng nhiều trong mỹ thuật tạo hình, cả trong hội họa VIệt Nam, hội họa thế giới

 

PHỐI CẢNH ĐƯỜNG NÉT TRONG LUẬT XA GẦN

Đây là phương pháp không thể thiếu khi vận dụng luật xa gần vào tạo hình.

 

Điểm nhìn:

Nhìn theo phương pháp là phép chiếu xuyên tâm mà tâm chiếu là mắt, vì vậy ta hiểu rằng mắt là tâm chiếu, cũng là xuất phát của các tia chiếu, hay tia nhìn và điểm xuất phát của các tia nhìn khi ta quan sát gọi là điểm nhìn.
Vị trí của điểm nhìn tùy thuộc vào vị trí đứng, chỗ đứng của ngươì vẽ ta nên chọn chỗ đứng phù hợp nhất thuận tiện cho việc cắt cảnh và xắp xếp bố cục.

Tia nhìn:

Là đường thẳng xuất phát từ mắt tới bất kỳ một điểm nào trong phạm vi trường nhìn của mắt. Như vậy có vô số tia nhìn tạo thành một chùm tia mà điểm xuất phát là mắt. Ta dùng những tia đó để xác định hình dáng của các vật thể.

Tia nhìn chính: Là tia nằm trên trục của nhãn cầu vuông góc với mặt phẳng đối diện ở trước mắt, trong vô số tia nhìn chỉ có một tia nhìn chính. Khi ta quan sát sự vật ta nhìn bằng hai mắt, đúng ra phải hai tia chính nhưng trong luật xa gần chỉ dùng một điểm chính.

  • Khi ta đứng tia nhìn chính song song với mặt đất.
  • Khi nằm tia nhìn chính vuông góc với mặt đất.
  • Trên mặt tranh điểm chính là giao điểm vuông góc của tia chính với mặt tranh.

 

Góc nhìn:

Khi nhìn vào vật thể tia giới hạn, kích thức lớn nhất của mỗi vật sẽ tạo thành một góc nhọn là góc nhìn sự vật, nó bao trùm lấy phạm vi của cả nhóm hoặc khung cảnh đó. Khi bạn hiểu được luật xa gần khi vẽ tranh thì sẽ giúp bức tranh của bạn có chiều sâu hơn.

Góc nhìn sẽ thay đổi tùy theo độ lớn của đối tượng đó, góc nhìn gần thì lớn, nhìn xa thì nhỏ hơn vì vậy theo kinh nghiệm cho ta thấy cần chọn một góc nhìn thỏa đáng là cách một lần rưỡi độ lớn của nó. Khi ấy góc nhìn sẽ là 37º, đối với cảnh vật thì tinh thần đó không có gì khác.

 

Mặt tranh:

Là tên đặt cho tấm kính tưởng tượng trước mắt ta, qua đó ta nhìn thấy cảnh vật. Mặt tranh vốn không có nhưng ta hình dung trước mắt ta là màn ảnh cực rộng, nếu tấm kính kia có thật thì ta có thể vẽ lên ấy hình dạng các vật thể bên kia và sẽ có những hình tương ứng. Hình dung như vậy là ta đã có phép chiếu xuên tâm, trong đó mắt là tâm chiếu.

Như vậy mặt tranh là hình phối cảnh là kết quả của sự biến dạng và thay đổi tỉ lệ của hình ảnh các vật thể thông qua mặt tranh.

  • Dạng của mặt tranh
  • Vị trí chiều hướng của mặt tranh
  • Quan hệ xa gần

 

Đường chân trời (đường tầm mắt):

Cách xác định luật xa gần trong tạo hình không thể thiếu bước ngắm đường chân trời. Khi ngắm biển trước mắt ta có một đường nằm ngang ngăn cách giữa trời và nước, khi ngắm cánh đồng rộng lớn cũng có đường nằm ngang tương tự. Đường nằm ngang đó song song với mặt đất. Vị trí của đường nằm ngang đó cao hay thấp tùy thuộc vào vị trí của người nhìn.

Cách xác định đường chân trời: Muốn tìm vị trí đường chân trời ta dùng một tấm bìa cứng đặt ngang tầm mắt. điều chỉnh khi hai cạnh của tấm bìa chập lại làm một, cắt cảnh vật ở đâu thì đó là vị trí của đường chân trời.

Khi tìm đường chân trời phải luôn luôn đứng thẳng mới xác địng được đường chân trời tự nhiên.

  • Đường tầm mắt thấp cho ta một cảnh rộng mênh mông, thoáng đảng.
  • Đường tầm mắt cao cho ta cảm giác tranh thu hẹp lại
  • Đường tầm mắt ở giữa tạo cho ta cảm giác bình ổn
  • Đường tầm mắt là đường giới hạn tầm xa mà mắt thường có thể nhìn thấy được – Khi nhìn cảnh vật đường tầm mắt chính là đường chân trời – Khi vị trí mắt nhìn cao hay thấp đường chân trời cũng thay đổi cao lên hoặc thấp xuống theo.

 

ĐIỂM TỤ:

  • Là điểm gặp nhau của những đường thẳng song song (đâm vào mặt tranh) đi vào chiều sâu không gian.
  • Điểm tụ chính: Là điểm gặp nhau của những đường thẳng song song vuông góc với mặt phẳng đứng của tranh.

 

ĐIỂM CHÍNH:

Là điểm nhìn nằm trên đường tầm mắt. Tia nhìn từ mắt đến điểm nhìn này vuông góc với đường tầm mắt. Muốn nhìn bao quát được sự vật phải đứng cách xa vật đó là khoảng cách gấp từ 2,5 đến 3 lần chiều lớn nhất của vật thể. Ảnh hưởng của ánh sáng lên vật thể trong phối cảnh đường nét.

Tất cả những vật thể dưới ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn đều chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Tạo nên hai thứ bóng:

  • Bóng chính: Là bóng nằm trên bề mặt của vật thể không trực tiếp với ánh sánh (Phần tối)
  • Bóng ngả: Là bóng tối của vật thể hắt xuống mặt đất, mặt bàn hoặc hắt sang vật thể khác

 

 

 

 

 

I.PHÉP CHIẾU VUÔNG GÓC

Tác phẩm tranh Đông Hồ: Đàn lợn âm dương

 

 

Ứng dụng của phép chiếu vuông góc trong tranh trong nghệ thuật Việt Nam

 

– Hình ảnh đàn lợn được chiếu thẳng lên mặt tranh với phương chiếu vuông góc với mặt phẳng cắt của tranh.

– Các tia chiếu đều song song với phương chiếu và vuông góc với mặt phẳng tranh.

-Bởi vì ba nhân vật được chiếu vào mặt phẳng tranh với phương vuông góc nên hình chiếu của ba nhân vật hoàn toàn “ bẹt” , không có khối và không gian không được rõ ràng.

II.PHÉP CHIẾU SONG SONG

 

 

 

Ứng dụng của phép chiếu song song trong hội họa Trung Quốc

­-Hướng của bậc thềm xa và gần song song và tỉ lệ tương đồng nhau

-Mặt bàn xa và hướng của công trình song song với nhau

 

 

 

III.PHÉP CHIẾU XUYÊN TÂM

 

Ứng dụng của phép chiếu xuyên tâm

– Bức tranh có điểm tụ rõ ràng

– Tất cả các đường cạnh góc phòng đều hút về điểm tụ tạo không gian hút rất thực tế.

– Các không gian nhà cửa phía xa thực chất phải rất to lớn nhưng khi lên tranh lại bé hơn những nhân vật trong tranh rất nhiều do đây là trường hợp phép chiếu co khi những vật thể càng xa với mặt phẳng vô hình và mắt nhìn thì hình chiếu càng nhỏ hơn vật.

– Không giống với phép chiếu vuông góc, với phép chiếu xuyên tâm, những nhât vật và vật thể trong tranh có khối và diện, không gian cũng có chiều sâu trông rất sát với thực tế. Hơn nữa, việc sử dụng phép chiếu xuyên tâm cũng làm nổi bật lên đối tượng chính của bức tranh, cũng làm cho tổng thể bức tranh trở nên hài hoà hơn: có tỏ, có mờ.

Bài viết khác