LỐI NHÌN KHÁC VỀ GOUT THẨM MỸ NGHỆ THUẬT CỦA HIỆN TẠI.

Những cái tên như là Takashi Murakami, Kaws, Banksy, Virgil Abloh… nghe có vẻ khá lạ và mới so với thế hệ trước. Song lại là những cái cái tên nổi bật và đắt giá ở thời điểm hiện tại và được nhiều thế hệ Y (1981-1996) (những Millennial).

Mở đầu cho xu hướng tầm thường hóa nghệ thuật đầu tiên có lẽ chính là Marcel Duchamp. Nhưng biến nó thành điều gì đó thành công nghiệp phải nói đến Pop Art và Andy Warhol, Jeff Koons, Richard Prince…Khi vào cái năm 1962, khi Andy Warhol quyết định bán 32 bức toan vẽ 32 hương vị súp của nhãn Campell thì chính thời khắc này đã giúp Andy, vượt qua cả người đồng nghiệp cùng chiến tuyến là Roy Lichtenstein. Nâng tầm Pop Art đồng thời một tay lật đổ sự hưng thịnh của nghệ thuật trừu tượng biểu hiện khi các nghệ sĩ như Jason Pollock đang chìm đắm trong thế giới nội tậm đầy sâu lắng, khó hiểu.

Không có mô tả ảnh.

Hình ảnh có thể có: văn bản cho biết 'RMUTT 1417'

Marcel Duchamp, Bồn tiểu bằng sứ, 30,5 x 38,1 x 45,7 cm Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia.

Từ đây, thế giới nghệ thuật, cụ thể là ở Mỹ, trung tâm văn hóa mới của thế giới, nổ ra cuộc chiến không khoan nhượng giữa hội họa truyền thống và hội họa công nghiệp.

Và phần thắng thuộc về Pop Art khi nó trở thành hiện tượng nghệ thuật mới của toàn thế giới. Nước Mỹ trong những năm 50 và 60 đầy biến động với bùng nổ kinh tế hậu thế chiến thứ II khiến cuộc chơi nghệ thuật cần cái gì đó mới mẻ và dễ tiêu thụ hơn, phục vụ cho mục đích chính trị.
Nghệ sĩ trở thành những ngôi sao mới. Và Andy Warhol là vị vua của những ngôi sao, tạo nên nơi vui chơi mà ngôi sao đại chúng như David Bowie, Mick Jagger giao lưu với các nghệ sĩ tạo hình Jean-Michel Basquiat hay Keith Haring. Chính Warhol là người đầu tiên có khả năng đẩy nghệ thuật trở nên bình thường hết sức có thể. Chưa bao giờ người ta thấy những hình vẽ nguệch ngoạc, những bản in vô hồn lại trở nên giá trị như thế. Điều này như trở thành bản sắc mới của người Mỹ, khiến ngành công nghiệp quảng cáo thời bấy giờ trở nên vô cùng hưng thịnh và đầy nghệ thuật hơn bao giờ hết.

Đến những năm 80, những cái tên như Jeff Koons, Richard Prince, Edward Ruscha… tiếp tục thừa hưởng tinh thần của Andy Warhol. Khiến nghệ thuật càng trở nên thực dụng, cách sản xuất nghệ thuật trở nên công nghiệp và đầy cạnh tranh. Những vấn đề nhạy cảm hay sự tái tạo những món đồ chơi tầm thường đó đều là những thử thách cho người xem, khiến họ trầm trồ về tính kỹ hơn đối với mỹ thuật.

Và có lẽ điều thành công nhất là nằm ở việc những tác phẩm này có phần phi nghệ thuật tả thực cuộc sống và người nghệ sĩ đặc biệt và khác biệt ở chỗ họ biết cách đặt chúng đúng trong hoàn cảnh để thưởng thức. Vì nghệ thuật luôn phản ánh lại cuộc sống muôn màu.

Không có mô tả ảnh.

Các tác phẩm của Kaws.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

Hình ảnh có thể có: 1 người, giày

Jeff Koons’s “balloon dogs”.

Hiện nay các nhà sưu tầm trẻ của thế hệ Y (những Millennial) chiếm khoảng 15 đến 25% trong số tất cả các nhà sưu tầm nghệ thuật. Tiền không phải vấn đề khi bộ phận nhà sưu tầm này được thừa hưởng tài sản cũng như thói quen sưu tập từ thế hệ trước. Và thế hệ này còn xuống tiền vì đam mê dành cho tác phẩm hơn là lợi nhuận trước mắt, đồng thời xem đó là cách để khẳng định bản thân. Ngoài việc phát triển của mạng xã hội, internet, thế giới phẳng khiến cho sự chuyển dịch văn hóa trở nên dễ dàng hơn. Thế hệ Y (những Millennial) nhạy hơn với việc tiếp cận thông tin, hình ảnh. Nghệ thuật lúc này nằm gọn trong lòng bàn tay, dễ truyền tải hơn, dễ lan tỏa và cuồng hơn “hype”.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng

Buổi đấu giá The Kaws Album tại sàn Sothebys Hong Kong.

Thế hệ Y (những Millennial) sinh ra thường có tuổi thơ sống trong hòa bình và bắt đầu tiếp cận với nhiều lựa chọn giải trí: Thời trang, âm nhạc đường phố, hip hop, games,…Các celebrity (người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến công chúng) gây ảnh hưởng và có sự quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật tạo hình cũng như văn hóa. Họ thậm chí còn là những nhà sưu tập tạo ảnh hưởng tới giới trẻ, điển hình như: Pharrell Williams, Niigo, Justin Bieber, Swizz Beatz, Kanye West,… Công nghệ khiến các sản phẩm mỹ thuật trở nên dễ sản xuất hơn.

Rất khó có thể nói rằng đây chỉ là nghệ thuật dành cho “trẻ con” nhưng không thể không thừa nhận rằng những người như Takashi Murakami hay Kaws với nghệ thuật đương đại đều là những nghệ sĩ đã có tuổi. Giới phê bình hay người thưởng thức cái đẹp lúc này đa phần để ý qua giá trị thẩm mỹ nhiều hơn là việc săm soi kỹ thuật như hội họa truyền thống. Vậy nên không hề dễ dàng để người của thế hệ trước chấp nhận về lối nhìn của tất cả các thể loại văn hóa của thế hệ tiếp theo, nhưng bên cạnh đó cũng có một số bộ phận cởi mở và hòa nhập vào nền văn hóa mới này.

Hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và trong nhà

Một trong số các phẩm của Richard Prince.

Hình ảnh có thể có: 1 người

Andy Warhol: Biểu tượng của nghệ thuật đại chúng.

Đó là nước ngoài. Vậy còn thế hệ Y (những Millennial Việt) thì sao. Hiện nay bộ phận giới trẻ có phần nào được tiếp cận dễ dàng hơn nghệ thuật toàn cầu nhờ vào internet, nhưng hạn chế vẫn đến từ hai điểm khuyết lớn nhất là giáo dục và cơ sở nghệ thuật.

Khi mà nghệ thuật đương đại bắt đầu nở rộ, thì lúc đó ở Việt Nam là thời hậu chiến, nên phần lớn chương trình giáo dục thường chỉ tập trung vào kỹ thuật thủ công hơn là hệ thống từ tư duy, lịch sử cho đến thực hành như tại Mỹ hay các nước châu Âu. Và quan trọng là tư duy “ăn xổi”, tầm nhìn ngắn và rất thực dụng, mong muốn làm giàu của các thế hệ trước khiến cho vị trí của giáo dục sáng tạo bị đặt sai chỗ.

Việc tiếp xúc và thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật từ khi còn bé tại cơ sở nghệ thuật vẫn còn hạn chế. Và điều này khiến các Millennial Việt Nam có phần nào thiệt thòi hơn so với đồng trang lứa tại các nước láng giềng như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia.

Cộng thêm sự bảo thủ của thế hệ đi trước khi không chịu cập nhật xu thế và liên tục phê phán sự chuyển động của thế giới. Những người này thường áp đặt cái “gout” cá nhân có phần “lạc hậu” và truyền đạt chúng đi như một dạng kiến thức trong sách giáo khoa, khiến các thế hệ sau cảm thấy hoang mang khi xem nghệ thuật hiện đại và đương đại. Sẽ tốt hơn nếu thế hệ đi trước thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ hệ thống hóa kiến thức và lịch sử nghệ thuật Việt Nam để đưa vào giáo dục phổ cập cũng như lưu trữ tác phẩm.

Nhìn chung ở Việt Nam có những khó khăn về mặt cơ sở vật chất và giáo dục khiến nhiều người khi ra khỏi biên giới, tiếp xúc cái mới không khỏi ngỡ ngàng. Nhiều người trong giới vẫn chưa có khả năng độc lập trong việc xác định và phân tích tác phẩm. Hàng tá câu hỏi được đặt ra và người thế hệ trước cũng chưa đủ khả năng trả lời hoặc trả lời rất cảm tính.
May mắn thay, với thế hệ Z (1990-2010) hiện nay có đặc điểm là nhạy cảm với thay đổi và mau chóng thích nghi. Bắt đầu có thói quen sưu tập và đầu tư vào những cuộc khám phá và học tập tại các nước nghệ thuật phát triển hơn. Đây sẽ là nền tảng tốt, khi họ có khả năng cập nhật, tạo sức lan tỏa và quan trọng hơn là sự sáng tạo không ngừng nghỉ có thể là một cuộc cách mạng về nghệ thuật nói riêng và văn hóa nói chung.
-Sưu tầm-
#lopveluyenthi
#lopvetrecon
#lopvenguoilon

Bài viết khác