Không gian
Nói đến không gian, chúng ta thường hình dung về một cái gì đó trống rỗng, khó xác định hình hài và ranh giới, nhưng trong nghệ thuật, không gian không chỉ đơn giản là một khoảng trống. Nó là một yếu tố động, tương tác với các yếu tố hình học như tuyến, diện , khối và các yếu tố thị giác khác như màu sắc, chất cảm,… Không gian chứa đựng một tuyến hoặc giới hạn lề của một diện, nhưng tổ hợp nhiều diện hay nhiều tuyến thích hợp sẽ tạo nên một không gian bên trong không gian, màu lạnh lại có vẻ đẩy vật đó ra xa. Những quan hệ qua lại như vậy giữa không gian với các yếu tố thị giác là một phần của đời sống cũng như nghệ thuật và nghệ sỹ sử dụng chúng như một phương tiện tạo hình quan trọng.
Về cơ bản có hai khái niệm không gian trong nghệ thuật
– Không gian hai chiều
-Không gian ba chiều
Kiến trúc, điêu khắc, và tất cả những hình thức nghệ thuật khác sử dụng khối thật đều nằm trong không gian ba chiều thực và tương tác với không gian ba chiều. Ví dụ như trong kiến trúc, bnar thân trong kiến trúc nằm trong không gian, nhưng các bộ phận của công trình kiến trúc lại cũng có thể được coi như một phương tiện tạo ra không gian. Tường, trần, sàn nhà bao bọc lấy một khoảng không giữa chúng, đó là một không gian trong nhà bị chia cắt với không gian bên ngoài nhà. Hình thức, thuộc tính của không gian trong nhà đó được quy định bởi hình thức và cách thức tổ hợp của các bộ phận. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua không gian của một công trình thực tế. Đồng thời, sự nhấn mạnh của một kích thước của các yếu tố bao làm cho không gian đó có ghướng, dẫn dắt chuyển động cho người xem.
Sự kết hợp giữa khối và không gian trong nghệ thuật ba chiều tương tự như hiệu quả đem lại từ sự kết hợp của hình và nền trong nghệ thuật hai chiều. Chúng bao bọc lấy nhau và tùy theo tỷ lệ tương quan giữa chúng mà yếu tố này trở thành nền choi yếu tố kia hoắc ngược lại.
Không gian hai chiều là khái niệm về không gian trong hội họa và các loại nghệ thuật tạo hình trên 1 mặt phẳng. Mặc dù không gian hai chiều không phải là không gian thực sự vì thiếu chiều sau, nhưng nó gây ảo giác về không gian nhờ kỹ thuật tạo hình của nghệ sỹ. Họ có thể tạo ra cả hai hình thức không gian có giới hạn( còn gọi là không gian cạn) và không gian sâu vô tận trong tác phẩm của mình.
Không gian có giới hạn trong nghệ thuật hai chiều( không gian cạn) tương tự như không gian bên trong một công trình kiến trúc, nó bị không chế các chiều bởi những yếu tố hình học, đặc biệt là chiều sâu. Không gian cạn thường gặp trong tranh tĩnh vật hoặc tranh mô tả những bối cảnh hẹp như khung cảnh nội thất, không gian kiến trúc. Các họa sỹ bắt đầu sử dụng hình thức không gian cạn phổ biến từ thời kỳ đầu phục hưng cùng với sự phát triển của luật phối cảnh. Không gian cạn giúp tác giả kiểm soát bố cục tranh được dễ dàng hơn nhờ tạo được khung không gian rõ ràng và gần hơn, dễ định vị các thành phần, nhân vật trong tranh.
Ngược lại,không gian sâu vô tận trong tác phẩm nghệ thuật không bị giới hạn sự phát triển sang các hướng khác nhau, nhiều trường hợp, bối cảnh trong tranh còn được nhấn mạnh về chiều sâu. Chúng ta thấy không gian vô tận ở tranh phong cảnh , tại đó, hình ảnh trong tranh bị mờ dần đi, kích cỡ thu nhỏ lại theo tuần tự để tạo cảm giác xa người xem, quang cảnh như trải dài mãi.
Người ta có nhiều cách quan niệm về không gian, Không gian trong nghệ thuật và không gian trong kiến trúc vừa có sự giống nhau vừa có sự khác biệt. Không gian phải tạo ra dấu hjieuej của chiều sâu trong tác phẩm nghệ thuật, ví dụ như một con người ngắm nhìn những luống cày trên cánh đồng, cảm giác hút đi về phía xa cho ta thấy những đường cày như xích gần nhau dần đến khi gặp nhau tại một điểm mặc tụ. ĐIểm tụ có thể được nhìn từ thấp đến cao hoặc từ trên cao xuống thấp. Cách nhìn thứ hai gọi là phối cảnh chim bay. Không gian trong hội họa tuân theo luật phối cảnh, đó là luật xa gần, mọi vật ở gần sẽ lớn, mọi vật ở xa sẽ bé
Không gian gắn bó với sự ” đóng khung” và ” bố cục” của họa sỹ, nó giống như công việc cắt cảnh của nhà nhiếp ảnh, bố cục bức tranh phải cân bằng với đúng nghĩa của nó hoặc cân bằng không đối xứng. Ví dụ đơn giản nhất để ” đo lường” bố cục của tranh là đặt vào khung một cái cân, giả tưởng là như vậy, hai quả cân bằng nhau sẽ là hai đối cực, hoặc một bên đặt hai quả cân nhỏ, một bên quả cân to gấp đôi.