Nghệ thuật Barốc đầu tiên phát triển mạnh ở các nước có truyền thống Cơ đốc giáo như Italia, Tây Ban Nha, các nước châu Âu có sông Danube. Đó là những nghệ thuật của áo ảnh, của sự đầy ứ những bùng nổ. Trong những nước Bắc Âu, thế kỷ XVII đánh dấu một sự phân ly được khởi đầu từ một thế kỷ trước giữa vùng Flamand Cơ đốc giáo và vùng Hà Lan theo đạo Tin lành. Cái cách tôn giáo đem lại một quan niệm mới sáng sủa hơn trong nghệ thuật, kéo theo rất nhiều đơn đặt hàng cho các họa sĩ. Những bức vẽ kích thước lớn được làm để trang trí cho các nhà thờ và cung điện. Trong thời gian này Flamand vẫn là thành trì bảo vệ đạo Thiên chúa đối đầu với đạo Tin lành ở Bắc Âu, nghệ thuật vẫn đậm dấu ấn Tây Ban Nha và cao trào chống Cải cách. Từ đầu thế kỷ XVII, nền nghệ thuật Flamand phát triển mạnh mẽ, tập trung ở Antwerp là nơi có nền văn hóa phong phú, đa dạng.
Trong bầu không khí náo nức đó, các họa sĩ Flamand đã tạo nên một trường phái này chính là cái nổi hội họa Barốc Flamand. Nghệ thuật Flamand thế kỷ XVII có những khuôn mặt nổi tiếng như Antoine Van Dyck (1599-1641), Jacob Jordeans (1593-1678), David Teniers (1610-1690) và Pierre – Paul Rubens (1577-1640). Pierre – Paul Rubens (1577-1640), Rubens vốn sinh ra ở Siegen, Đức, và bố ông là luật sư đã sống lưu vong ở Anvers và khi Rubens mới 13 tuổi đã bắt đầu học nghề hội hoa. Sau khi đi Italia và Tây Ban Nha, năm 1608 ông trở về Anvers. Pierre-Paul Rubens được đón nhận như một tài năng hội hoạ, cũng như một tài năng ngoại giao (ông đã từng làm đại sứ ở Anh và Tây Ban Nha) Paul Rubens đã để lại nhiều bức tranh nổi tiếng “Hạ Thánh thể” (1616) và “Bắt cóc những cô gái của Leucippe” (1617) và ” Chân dung Suzanne Fourment” (1622-1625).
Hội họa của Rubens gắn bó với sự hứng khởi của quyền lực của nhà vua, ông vẽ chân dung cho các quân vương, quí tộc, đồng thời đem những đề tài tôn giáo bị thương biến thành những chủ để đẹp đẽ, hấp dẫn. Rubens có tài biến hội họa thành một hiệu quả thị giác đẹp để thuần tuý. Ông còn theo đuổi trong hội họa của mình một vẻ đẹp phụ nữ giàu nhục cảm, về những thân hình tràn đầy sức sống và theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Peter Skrine viết: “Trong các tác phẩm của Pierre – Paul Rubens ca ngợi cuộc sống dưới mọi hình thức, nghệ thuật Barốc đã được thể hiện một cách rực rỡ nhất và nhục cảm nhất”. Chính vì vậy, trong nghệ thuật Barốc không có sự mâu thuẫn giữa sự phù du của sự vật và sức sống của nó. Tác phẩm “Bắt cóc những cô gái của Leucippe” là một bố cục năng động đặt cơ sở cho một hình bất giác với toàn những đường cong nhấn mạnh sự vận động.
Rubens muốn sáng tạo một thế giới mới kết hợp thần thoại với cuộc sống hiện thực. Những người đi bắt cóc là Castor và Pollux, sự tương phản của màu sắc, sự bố cục thành công các động tác của con người đã tạo nên một hiệu quả năng động nội tại cho tranh Antoine Van Dyck (1599-1641), nếu không kể đến Rubens thì ông là họa sĩ