NGHỆ THUẬT THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG
1. KHÁI QUÁT CHUNG
Nghề thuật thuật thời đại Phục hưng hay nghệ thuật Văn nghệ Phục hưng là nghệ
thuật của một thời kỳ vàng son của nhân loại, bắt đầu phát triển và nở hoa ở Italia trường
khi lan tỏa sáng các nước khác ở châu Âu. Phong trào đổi mới nghệ thuật này ra đời.
trong sự kích thích của các gia đình thế gia vọng tộc ở Italia và sự có súy của các Giáo
hoàng ở Roma.
Thời đại Phục hưng bắt đầu ở Italia với vẻ huy hoàng của nó và được đánh dấu bằng
sự kiện kiến trúc sư Brunelleschi khởi dựng chiếc vòm mái Nhà thờ Florence, một biểu
tượng lớn lao làm đổi mới tất cả những quy luật từ trước đến nay của kiến trúc, trong khi
đó, các nước châu Âu khác còn “chìm” trong thời đại Trung thế kỷ.
Những phát kiến lớn về khoa học và về các lĩnh vực khác như phát kiến của
Copemic về trái đất, việc phát triển của nghề in, nghề giấy, việc phát minh ra địa bàn
thuốc súng và tìm ra con đường sang châu Á vòng qua mũi Hảo Vọng đã “xuyên thủng
những quan niệm và tư duy truyền thống. Nhà thờ không còn là nguồn tri thức duy nhất
và có một nhu cầu thiết thân của thời đại là tái phát hiện các văn bản cổ đại.
Tư tưởng chỉ đạo của thời đại Văn nghệ Phục hưng là tư tưởng của Dante, Petrique
và Boccace. Tư tưởng Nhân văn hình thành đầu tiên trong Văn học vào thế kỷ XIV, phát
huy tác dụng mạnh mẽ vào các ngành nghệ thuật khác vào thế kỷ XV. XVI. Pétruque và
Boccace mang khát vọng tìm đến một phong cách văn học thuần khiết thông qua việc
khôi phục ngôn ngữ Hy Lạp và La Tinh.
Engels khi nói về hai thế kỷ XV, XVI ở Italia đã so sánh sự nở hoa và vai trò quan
trọng của đất nước này với các nền nghệ thuật trước đó như sau: “Những bản thảo chép
tay tìm thấy từ trong sự diệt vong của Bizantine, những điều khúc cổ đại khai quật lên nha
trong hoang phế của La Mã. Trước mặt của phương Tây đang kinh ngạc đã bày ra một
thế giới mới của cổ đại Hy Lạp. Trước hình tượng huy hoàng của nó, nói u buồn Trungg
thế kỷ biến mất, Italia đã xuất hiện một sự phồn vinh nghệ thuật chưa từng có giống như
một sự tái hiện thời kỳ cổ đại cổ điển mà sau đó sẽ không thể đạt đến nữa” (Biến chứng
pháp tự nhiên). Cũng trong tác phẩm này Engels khẳng định: đó là “một thời đại cây
thiết những người khổng lồ và sáng tạo nên những người khổng lồ”.