Giới thiệu màu nước cơ bản vô cùng dễ hiểu

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ.

  • Một bộ màu nước cơ bản.(12 màu cơ bản)
  • Giấy dành cho vẽ màu nước (định lượng 200gsm) (bạn dễ dàng mua ở các trung tâm họa cụ).
  • Cọ mềm.
  • Dụng cụ để pha màu (pallette, hoặc bất cứ vật đựng gì)

Dụng cụ các bạn sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bức tranh. Với mục đích của bài học này, các bạn có thể dùng giấy vẽ phác thảo bình thường, tuy nhiên chúng tớ khuyên các bạn nên dùng giấy dành riêng cho vẽ màu nước. Loại giấy này dày và nặng hơn, giúp bạn kiểm soát bức vẽ tốt hơn. Ngoài ra nó còn giúp bạn tạo ra các lớp màu đa dạng và sự hòa hợp giữa các màu khi sử dụng màu nước.

Đương nhiên học vẽ màu nước sẽ không thể nào thiếu màu nước được đúng không nào? Có rất nhiều loại màu nước và bạn có thể chọn một loại phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bản thân. Màu nước có các dạng tuýp, dạng bánh, dạng viên nén (thỏi). Nếu bạn sử dụng màu nước dạng banh, hãy nhớ làm ướt nó với nước trước khi sử dụng nhé!

Cọ cũng là dụng cụ vô cùng quan trọng trong vẽ màu nước. Các loại cọ khác nhau sẽ tạo ra hiệu ứng và hình dạng khác nhau. Trong kĩ thuật lần này, chúng mình sẽ sử dụng cọ tròn.

Bạn cũng cần đến 2 khay đựng nước sạch. 1 khay dùng để làm ướt cọ sạch, khay còn lại để rửa cọ bẩn khi bạn muốn thay màu. Bạn nên tập thói quen chuẩn bị 2 khay nước ngay từ ban đầu bởi chắc chắn bạn sẽ không muốn cọ bẩn dinh vào và làm thay đổi màu sắc các màu khác phải không nào?

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị giấy thừa hoặc khăn giấy để bạn có thể lau sạch mọi vết sơn thừa hoặc hỗn hợp màu pha thử trước khi vẽ chính thức vào giấy.

Cuối cùng, đừng quên dán các cạnh của tờ giấy xuống một tấm bảng để làm phẳng tờ giấy.

 CỌ ƯỚT trên GIẤY ƯỚT

Có 2 kỹ thuật cơ bản trong vẽ màu nước là “wet-in-wet” và “wet-on-dry”. Hiểu cách ứng dụng 2 kỹ thuật cơ bản này là kiến thức nền trong vẽ màu nước.

Kỹ thuật “Wet-in-wet” nghĩa là: Quết một lớp nước mỏng lên trên mặt giấy rồi dùng màu nước tô lên. Bạn có thể bắt đầu bằng việc sử dụng cọ tròn số 14 để quết một lớp nước lên mặt giấy. Trong khi giấy đang ướt, nhỏ màu nước lên. Bạn có thể thấy kết quả là một lớp màu nhẹ nhàng khi màu loang ra phần nước trên giấy.

Bạn cũng có thể pha trộn tô thêm màu trong khi nó vẫn còn ướt. Trong hướng dẫn này, họa sĩ nhỏ giọt màu xanh chàm và màu hồng để chúng hòa quyện với nhau một cách tự nhiên trên giấy. Bạn có thể thử tương tự với bất kỳ 2 màu nào bạn chọn!Kỹ thuật này cho phép các bạn tạo hiệu ứng mềm mỏng trong bức tranh. Bạn có thể thử các mức độ ẩm khác nhau của giấy để thử các hiệu ứng khác nhau.

CỌ ƯỚT trên GIẤY KHÔ

 

Kỹ thuật vẽ “wet-on-dry” nghĩa là: tô màu ướt thẳng lên giấy, tạo thành những nét sắc và mảnh. Không giống như kỹ thuật wet-in-wet, kỹ thuật này không tạo hiệu ứng loang nên bạn có thể sử dụng trong trường hợp muốn vẽ các đường kẻ, các họa tiết bé hoặc tô chi tiết.

CỌ KHÔ trên GIẤY KHÔ

Kỹ thuật này còn gọi tắt là kỹ thuật cọ khô. Như tên gọi của nó, dùng một lượng rất ít nước để pha màu với cọ tròn; sau đó làm khô một ít trên giấy thấm trước khi đưa lên giấy vẽ. Kỹ thuật này rất tiện ích khi ta muốn thể hiện bề mặt chất liệu thô ráp như gạch, nền đất, hay là một mặt hồ phản chiếu.

Kỹ thuật này cho phép ta kiểm soát vùng vẽ. Màu chỉ phai hay loang một ít khi gặp các vùng màu khác. Màu không bị phai hay loang rộng.

CỌ KHÔ trên GIẤY ƯỚT

Một kỹ thuật tiếp theo, đó là kỹ thuật cọ khô trên ướt. Bạn hãy dùng màu Blue tô đều lên nền với nước (dùng cọ dẹp). Sau đó, sử dụng các màu như Cadmium Yellow Medium, Sepia, Cadmium Red Light, lấy cọ tròn lấy màu cùng một ít nước. Lấy bớt màu bằng cách chấm cọ màu lên giấy khô sau đó mới dử dụng lên giấy vẽ có nền blue. Vì cọ không hoàn toàn ướt, ta có thể nhận thấy các bờ ranh giới của vệt màu không bị loang mạnh. Ta vẫn kiểm soát được vùng vẽ. Nếu bạn muốn giảm thiểu sự loang của màu, hãy chờ giấy khô một ít trước khi tô lớp tiếp theo.

Bài viết khác