Đồ dùng khi đi thi đại học mĩ thuật khối H-V

Thi đại học mĩ thuật khối H-V

1. Chuẩn bị họa cụ, giấy tờ đầy đủ

  • Bảng vẽ kích thước phù hợp với khổ giấy A3, A1 tùy bài thi và trường dự thi
  • Bút mực, bút chì từ HB cho đến 6B và 8B tùy theo cách sử dụng của từng thí sinh.(gọt trước mỗi loại 2,3 cây),tẩy chì, băng dính dán giấy.
  • Riêng môn Vẽ trang trí màu của khối H, các bạn cần mang thêm cọ vẽ, thước kẻ, com-pa, băng keo, màu nước hoặc bột màu, bảng pha màu, ống đựng nước rửa cọ, keo pha màu.
  • Các bạn cũng có thể mang theo giấy can không có hình vào phòng thi, ghế nhỏ hoặc ghế xếp để ngồi vẽ
  • Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ như: giấy báo thi, thẻ học sinh, chứng minh nhân dân

       2.Thời gian và bài thi

Giám thị sẽ phát đề và ta có thời gian làm bài thi trong khoảng 4 tiết mỗi tiết tương đương 45 phút và có nghỉ xen giữa các tiết.

  • 3.Lưu ý trong các bài thi vẽ

    Với loại hình vẽ bằng bút chì như đầu tượng, tĩnh vật và hình khối cơ bản, thí sinh cần lưu ý về bố cục sao cho cân đối trên tờ giấy thi. Bố cục cần đảm bảo không quá to, không quá nhỏ, không lệch qua phải hay lệch qua trái cũng như không để trống phía trên hay phía dưới tờ giấy thi quá nhiều.

    Trước khi vẽ, phải quan sát kỹ mẫu thi, dùng que đo tỷ lệ của mẫu so với giấy thi để có được bố cục cân đối và hợp lý trên tờ giấy thi.

    Đối với vẽ đầu tượng, các bạn phải đo chính xác tỷ lệ, khoảng cách các bộ phận của đầu tượng. Nếu các bạn vẽ theo góc nhìn phải hoặc trái của mẫu thì càng phải đo kỹ hơn để đảm bảo sự chính xác, tránh tình trạng hai mắt của đầu tượng gần như bằng nhau.

    Đối với vẽ tĩnh vật hoặc hình khối cơ bản, người thi nên quan sát hình mẫu, dùng que đo xác định bố cục trên giấy thi, xác định tỷ lệ tương quan to, nhỏ, cao, thấp, trên, dưới và khoảng cách giữa các mẫu với nhau (vẽ tĩnh vật hoặc hình khối cơ bản thường có ba mẫu xếp chung với nhau).

    Sau khi đo và xác định được tỷ lệ chính xác, thí sinh tiến hành vẽ phác, nét vẽ nên nhẹ nhàng, áp dụng những gì đã được học về phương pháp vẽ đầu tượng, tĩnh vật hay hình khối cơ bản để tạo được bản vẽ cân đối về bố cục và tỷ lệ giữa các mẫu vẽ.

    Các bạn quan sát mẫu vẽ và bản vẽ trên giấy một lần nữa. Nếu thấy ổn, các bạn bắt đầu đánh bóng, nheo mắt khi xác định những mảng sáng tối lớn nhỏ trên mẫu vẽ để tránh đi sâu vào chi tiết

    Lưu ý không đánh đậm ngay từ đầu mà dùng nhiều nét bút chì chồng lên nhau để tạo độ đậm nhạt, qua đó sẽ có được những mảng sáng tối rõ ràng, trong trẻo. Cách này diễn tả được chất liệu của mẫu vẽ.

    Các bạn quan sát phông nền và mẫu vẽ để đánh bóng phông nền hài hòa với mẫu vẽ. Các bạn dùng bút chì đậm để nhấn mạnh những chỗ đậm nhất tạo chiều sâu không gian cho bài vẽ.

     

    Chuẩn bị kỹ là cách tốt nhất để các sĩ tử vượt qua tâm lý lo lắng ban đầu và đủ bản lĩnh để “xoay xở” trước những tình huống bất ngờ trong phòng thi.Ôn thi kỹ, vững tâm lýBạn khó lòng tự tin và bình tĩnh trong phòng thi nếu ôn thi qua loa. Vì vậy, càng ôn luyện kỹ bạn càng có tâm thế tốt nhất trong kỳ thi, có thể nói việc ôn luyện quyết định đến 80% cơ hội thành công của bạn, 20% còn lại nằm ở phong độ của bạn trong ngày đi thi.

    Ngay từ lúc này, bạn có thể “mua” sự tự tin bằng cách lên kế hoạch ôn thi nghiêm túc, càng “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trên bàn học, bạn càng vững tâm lý trong phòng thi.

    Càng ôn thi kỹ, bạn càng tự tin hơn khi bước vào phòng thi. 

    Không bỏ ngày hướng dẫn quy chế 

    Nhiều thí sinh thường không đặt nặng việc có mặt vào ngày làm thủ tục dự  thi vì tin rằng mình đã biết hết các quy định cũng như thân thuộc với địa điểm thi. Tuy nhiên, lời khuyên của các cựu sĩ tử là buổi làm thủ tục thi có vai trò quan trọng để bạn an tâm hơn. Đó là cơ hội để bạn ngồi vào phòng thi và quen dần với không khí thi cử.

    Luôn đi sớm trước 30 phút

    Ngoài việc tránh những sự cố bất ngờ về giao thông, việc đi sớm sẽ tạo ra một tâm thế thoải mái cho bạn trước khi vào phòng thi. Thử tưởng tượng, bạn sẽ hoang mang như thế nào khi hớt ha hớt hãi chạy vào phòng thi vì sợ trễ giờ. Ngay cả khi đã đến trường thi kịp lúc, nỗi sợ hãi đi thi muộn sẽ “ám ảnh” bạn đến lúc bạn đặt bút làm bài thi, gây ảnh hưởng đến kết quả làm bài.

    Vì vậy, hãy chủ động đến sớm trước 30 phút và dành 30 phút này để thả lỏng đầu óc, dồn hết sự tập trung cho việc làm bài thi sắp tới.

    Mang theo nước lọc

    Trong phòng thi, các sĩ tử phải đối mặt với nhiều câu hỏi khó và các tình huống bất ngờ. Trong những tình thế bí bách, một ngụm nước lọc sẽ giúp các sĩ tử khơi thông đầu óc, bình tĩnh hơn. Các thí sinh nên uống chậm rãi từng ngụm để đạt hiệu quả tốt hơn.

    Đồng thời, khi mang nước vào phòng thi, các bạn nên bóc bỏ hết các nhãn hiệu dán trên chai để tránh bị nghi ngờ gian lận.

    Mang theo đồng hồ

    Tại phòng thi, các giám thị sẽ luôn nhắc nhở thí sinh về thời gian làm bài nhưng các thí sinh vẫn nên tự mang theo đồng hồ để quản lý thời gian tốt hơn. Nhờ chiếc đồng hồ, thí sinh có thể phân chia thời gian hợp lý cho từng phần thi, không mất thời gian quá nhiều cho một phần nhất định. Từ việc quản lý tốt về thời gian, thí sinh sẽ quản lý tốt về mặt cảm xúc, tránh khỏi sự hoảng loạn do sắp hết thời gian mà vẫn chưa làm xong nhiều câu hỏi.

    Mang dự phòng các dụng cụ học tập

    Bối rối, hoảng loạn do bút hết mực hay máy tính hư là những tình huống đáng tiếc của nhiều thí sinh. Không khó để tránh những tình huống này, các thí sinh chỉ cần mang theo các nhiều dụng cụ dự phòng để tự tin hơn.

    Không “sợ hãi” giám thị

    Nhiều thí sinh căng thẳng tâm lý khi quan sát các giám thị làm việc. Hãy nhớ rằng các giám thị không phải là “kẻ thù bên kia chiến tuyến” mà hãy nhìn nhận họ như những người hỗ trợ bạn và giúp kỳ thi diễn ra nghiêm túc và an toàn hơn. Đừng quá “sợ hãi” các giám thị rồi mất tập trung, việc cần làm lúc này là dồn hết trí não và tinh thần vào bài thi sắp tới.

    Mang theo điện thoại là mang thêm sự bất an

    “Không mang theo điện thoại vào phòng thi” là câu nói các thí sinh thường nghe ra rả mỗi mùa thi. Dù vậy, năm nào cũng có thí sinh bị lập biên bản vì vi phạm điều này.

    Mang điện thoại chỉ khiến cho bạn bất an hơn khi vào phòng thi nên tốt nhất là gửi điện thoại cho phụ huynh để an tâm tuyệt đối.

    Không quan tâm đến đáp án khi thi xong

    Đa số các thí sinh đều tò mò dò lại đáp án sau khi thi xong. Đây là “con dao hai lưỡi” vì nó có thể giúp bạn hưng phấn hơn khi làm bài tốt và ngược lại, nhiều thí sinh dễ “suy sụp” nếu phát hiện mình mắc những sai lầm cơ bản trong làm bài.

Bài viết khác