Daumier và Combet ( Mỹ thuật phương Tây)

Daumier và Combet

Camille Corot (1796 – 1875) bắt đầu vẽ tranh phong cảnh lịch sử, sau đó ông thay
đổi phong cách rất gần với chủ đề sau này. Ông rất thiện nghệ trong việc điều phối ánh
sáng và sắc độ trong tranh. Tranh của Ông, không chỉ được tạo thành bởi những đường
Hét mà tạo thành trước hết bởi sự dậm nhạt của màu sắc. Người ta nói Corot – cùng với
Boudin – là hai hoạ sĩ đứng trên vùng biên của ranh giới giữa chủ nghĩa Lãng mạn và
chủ nghĩa Ấn tượng.

Corot là bậc thầy của nhiều thể loại tranh: đồ hoạ, hội họa, chân dung, tranh in, màu
sắc, lĩnh vực nào ông cũng nổi tiếng.

Thời gian hoạt động của Camille Corot tương đương với thời gian của hoạt động của
Delacroix trong chủ nghĩa Lãng mạn, nhìn chung kích cỡ tranh của Corot không lớn,
khác với Delacroix dùng tranh cỡ lớn để thể hiện các nội dung hùng vĩ của sử thi thì Corot
lại hài lòng với các tấm toan kích cỡ khiêm tốn, với những để tài gần gũi với bản thân.
Trong khi chủ nghĩa Lãng mạn khai thác lần sóng mãnh liệt của các loại tình cảm

Thì Corot lại đi tìm sự yên tĩnh trong văn hoá của các thị trấn nhỏ.
Nhân vật trong tranh của Corot chất phác, đôn hậu, thường thường là những bà con.
họ hàng thân thuộc, xóm giềng cùng một thị trấn, họ được vẽ trong những tư thể thương
Tập trong cuộc sống, không cách điệu, không điệu đà, ngay cả quân áo cũng là quần áo
bình dị cùng với những trang sức thường gặp.

Màu sắc của Corot cũng không bay bổng và hoa k như hội hoạ Lũng màu chủ nghĩa. ông hay dùng màu trung gian, màu nâu hoặc màu xanh lá cây ngả đơn, thể hiện một mặt kiểu tranh trầm làng với người và phong cảnh đôn hậu, thật thà.

Camille Coret, Thiếu nữ đeo ngọc, Sơn dầu, 70×55 cm, 1869, Bảo tàng Louvre

Cách vẽ phong cảnh của Corot rất đáng chiêm nghiệm, xem xét. Mỹ thuật phương Tây cho đến lúc đó thường không xem tranh phong cảnh là đối tượng chủ yếu. Đến thế kỷ XVII, nghề hàng hải phát triển, do đó tranh vẽ các đại dương mới bắt đầu được chủ trọng, một khát vọng xây dựng kiểu vẽ phong cảnh mới lấy biển làm chủ để được dãy lên và chủ nghĩa Lãng mạn đã tận dụng xu hướng đó. Corot thì ngược lại, hoạ sĩ đã đem phong cảnh phương Tây từ biển về đất liền.

Corot đã từng có nhiều kỷ niệm đối với biển, từng vẽ biển ở Venise, nhưng ông không có tham vọng chinh phục tự nhiên lớn, chỉ một hải cảng yên tĩnh, đối với ông thể là đủ. Thành phố nhỏ, thị trấn nhỏ là đề tài mà ông yêu mến, và có vẻ như ông thích hợp

hơn với các tháp nhà thờ Trung thế kỷ, ví dụ như bức “Nhà thờ Chartres”

Emille Corot, Nhà thờ Chartres, Sơn dầu, 82×50 cm, 1830, Bảo tàng Louvre

Tranh phong cảnh của Corot là một hiện thực mới trong thế giới hội hoạ, nó cũng buộc văn hoá nghệ thuật Pháp phải xem xét lại chính bản thân mình .

Chủ nghĩa Hiện thực, với Corot, không dừng lại như một kỹ năng, mà nó mở ra một con đường mới hướng về tự nhiên, về miền đất lớn, và vì truyền thống Pháp. Corot cùng với bạn bè của ông đã giúp cho mọi người thấy quê hương Pháp của người Pháp cũng đẹp đẽ, cũng thiêng liêng như thần thoại Hy Lạp.

Millet (Jean – François Millet) (1814 – 1875) cũng chìm đắm trong quan điểm coi trọng “chất thơ thường nhật của cuộc sống”

Millet có một học bổng để học hội hoạ ở Paris. Sau một thời gian vẽ khoả thân và vẽ Millet sinh ra ở một trang trại ở Gruchy (Normandie) trong một gia đình nông dân. chân dung, Millet chuyển sang vẽ tầng lớp bình dân của xã hội. Vì sự khác biệt của công chúng, vì bệnh dịch tràn lan cũng như ảnh gưởng của cuộc Cách mạng 1848, Millet cùng gia đình dọn đến ở Barbizon, thuê một căn nhà nhỏ ở đó làm xưởng vẽ.

Millet đã vẽ đã vẽ theo tinh thần câu nói của Jean – Jacques Rousseau: “Cần phải để
cho tâm hồn của nghệ sĩ tràn ngập trong sự phong phú vô tận của thiên nhiên”.

Barbizon vốn là một làng quê bình thường, ở đây sau này đã tụ tập lại một số hoạ sĩ
còn lúc đầu họ chỉ lai vãng để ký hoạ, thời gian các hoạ sĩ ở đây càng ngày càng lâu và
sau đó định cư hẳn.

Barbizon chính là nơi trốn chạy sự ổn ào đô thị của Rousseau, Daubigny, Corot,
cũng như Millet. Lúc bấy giờ rất nhiều nghệ sĩ đổ xô di tìm một “quê hương tâm linh”
cho mình, Barbizon là một làng nhỏ bên bìa rừng Fontainebleau có vẻ như đáp ứng được
yêu cầu đó và thể là Hoa phái Barbizon ra đời. Điều này tương đương với một cuộc Cách
mạng trong nghệ thuật, một cuộc cách mạng diễn ra trong im lặng, các hoạ sĩ quay mặt
lại với đô thị, với công nghiệp, với sự phồn hoa huyện não, họ ca ngợi tự nhiên, đất đai,
lao động và nông nghiệp.

Tác phẩm tiêu biểu của Millet lúc đó là “Những người đàn bà mót lúa”, đó là sự thể
hiện một tín ngưỡng tôn kính của ông với đất đai, với lao động.

Jean – François Millet. Những người đàn bà một lụa, Sơn dầu,
83,5 × 111 cm, 1857, Bảo tàng Louvre

Daumier – (Honores Daumier) (1808-1879), sinh ở Marseille, hoa sĩ tự học, tự đảo
tạo bằng cách hay lui tới Bảo tàng Louvre. Daumier – vào khoảng từ năm 1830 – gần bố
với trào lưu phê phán sự phân biệt đẳng cấp ở Pháp. Trong khi Millet tương đối ôn hoà.
chi ca ngợi ruộng đồng, đất đai và lao động thì Daumier triệt để hơn, ý thức đứng về
phía nhân dân nghèo khổ rõ nét hơn. Và Daumier dùng hội hoạ để phản đối sự phân tầng
trong xã hội.

Charles – François Daubigny, Mùa xuân, Sơn dầu,
94 193 cm, 1857, Bảo tàng Louvre

Trước và sau năm 1850, Công nghiệp hoá ở Tây Âu đưa nhân dẫn đến sự bán cùng.
đồng thời cũng khiến cho trí thức dậy lên phong trào phản đối giai cấp tư sản. Nếu xem
xét từ những người theo chủ nghĩa Vô chính phủ hay từ phía chủ nghĩa Xã hội, họ đều
chỉ trích giai cấp tư sản. Trào lưu này phản ánh rõ nét trong văn học và trong hội hoạ.

Hội hoạ trước đây là vật thưởng ngoạn của tầng lớp trên, nhưng với Daumier, ông
mơ ước đến một ngày nhân dân lao động cũng được hưởng thụ nghệ thuật. Ông đã dùng
sơn dầu để miêu tả nhân dân lao động. Ngoài sơn dầu, Daumier còn rất thiện nghệ về độ
hoa, ký hoạ, tranh in.

Daumier, Toa xe hạng ba, Sơn đấu 65,4 × 90,2 cm 1862,
Bảo tàng Metropolital, New Yook.

Bức tranh “Toa xe hạng ba” miêu tả loại công cụ vận chuyển mới phát triển lúc bấy giờ, nhưng chủ đích của Daumier không miêu tả sự tiến bộ của nền công nghiệp phương Tây mà lại qua đó miêu tả sự bần cùng hoa của nhân dân lao động.

Người nông dân dưới ngòi bút của Millet cũng như người bị áp bức dưới ngòi bút của Daumier đều góp phần vào việc hô hào cải cách ở xã hội phương Tây thế kỷ XIX.

Gustave Courbet (1819 – 1877) cũng là một cá tính “bùng nổ” khác của Hội hoạ

hiện thực. Đầu tiên ông học luật, sau đó chuyển sang hội hoạ. Ông từng nói: “Tôi chủ trương hội hoa là một nghệ thuật cụ thể về mặt bản chất, nó chỉ bao gồm trong việc thể hiện những vật thể tồn tại”.

Courbet cũng như các nhà hiện thực khác, cho rằng hội hoạ Hiện thực chủ nghĩa không gắn bó với trí tưởng tượng, nó chỉ ra “chính bản thân cuộc sống là như thế nào” và kết thúc thời đại của “những sự tưởng tượng”.

Gustave Courbet, Người sàng lúa mạch, Sơn dầu, 131 x167cm, 1853-1854,

Bảo tàng Nantes, Pháp

Courbet đã đem lại hội hoạ gắn bó chặt chẽ với hiện thực, và thể hiện ra điều đó trong cả cách vẽ người (tác phẩm “Người sàng lúa mạch”, hay tác phẩm “Xin chào ông Courbet”) và cách vẽ phong cảnh (bức “Sau cơn mưa”).

Bài viết khác