. KHÁI QUÁT CHUNG
Nối tiếp thế kỷ Ánh sáng (thế kỷ XVIII), vào thế kỷ XIX, Cách mạng công nghiệp
phát triển kéo theo sự lớn lên của các đô thị, cùng với một số giai tầng xã hội mới ra đời..
Cùng với tiếng vang của những ý tưởng xã hội chủ nghĩa, thế kỷ XIX là thế kỷ cực thịnh
của Napoleon, còn ở châu Âu thì đó là một thời kỳ đứng lên của các dân tộc . Thế kỷ
XIX còn là thế kỷ của những phát minh khoa học và công nghiệp, năm 1825 ở Anh có
con đường sắt đầu tiên, diện báo tiếp đó đã liên kết các nước lại với nhau. Các trào lưu
nghệ thuật, có tư tưởng đối lập nhau, đã thay nhau ra đời, đưa nghệ thuật không ngừng
tiến lên phía trước. Từ trước thế kỷ XIX ít lâu, đặc biệt là hai mươi năm cuối của thế kỷ
XVIII thì xuất hiện chủ nghĩa Tân cổ diễn.
Chủ nghĩa Lãng mạn xuất hiện đầu tiên ở Đức theo lời kêu gọi của Goethe và
Shiller, sau đó phát triển ra toàn châu Âu. Chủ nghĩa Lãng mạn biểu hiện trong tất cả
các hình thức nghệ thuật, cổ xúy Cái tôi và Cái tự do không những chỉ trong hội họa và
diều khắc, tính chất nhiệt tình, nhạy cảm của sự lãng mạn còn thấy trong âm nhạc của
Schumann. Brahms, Chopin, Liszt và Schubert, trong những bản giao hưởng của Berlioz
và Beathoven, Chủ nghĩa Lãng mạn cũng tìm thấy trong hình mẫu mà Shakespeare đưa
ra trong văn học và những người khác đưa ra trong kịch. Hội hoa Lãng mạn gãy ra một
tiếng vang lớn. Ở Pháp thì có Delacroix và Ingres. Trong khi đó chủ nghĩa Tân cổ điển
thì có Kaspar David Friedrich ở Đức, vẽ những cảnh sương mù nhẹ của Bantich. Nói tóm
lại từ sau năm 1750 ít lâu đến 1850 thì tồn tại ba trào lưu của chủ nghĩa Tân cổ điển, chủ
nghĩa Lãng mạn và chủ nghĩa Hiện thực. Có một bước ngoặt vào năm 1863 là năm
Eugène Delacroix qua đời thì nghệ thuật bước sang một giai đoạn mới đó là chủ nghĩa
Ấn tượng với bậc tiên phong của nó là Edouard Manet mà tác phẩm tiêu biểu là “Bữa ăn
trên cổ”.
Chủ nghĩa Tân cổ điển chỉ rõ sự đánh giá cao tinh thần và quan điểm của những tác
phẩm cổ đại Hy Lạp và La Mã. Xu hướng này luôn luôn định kỳ quay lại trong lịch sử
nghệ thuật phương Tây. Thuật ngữ này chỉ một trào lưu quốc tế nở rộ vào cuối thế kỷ
XVII và phát triển đầu thế kỷ XIX đầy những bùng nổ, nó bắt nguồn từ những cảm
hưng sau khi tiến hành khảo cổ hai thành phố Herculanum (1737) và Pompeii (1748) Những công việc khảo cổ này đưa thế giới cổ đại ra ánh sáng và nó còn chịu ảnh hưởng những cuốn sách do Edward Cibbon (Hưng thịnh và suy tàn của đế quốc La Mã, 1773 và của Johann Winckelmann Nghiên cứu về điều khác Hy Lạp), phong cách cổ điển mới cũng được xem như là một đối cực chống lại nghệ thuật Rốccô cô.
Các họa sỹ Tần cổ điển chủ nghĩa nhiệt tình với văn hoá cổ đại khác hẳn với trào lưu Rocco cô và Dị điển nhấn mạnh sự phi lý đã nhiều lúc đưa đến những chủ để rổ đại, kinh sơ và làm thương tổn của những người nghèo trong xã hội.
Rôma thế kỷ XVIII hấp dẫn các nghe sỹ châu Âu, Viện hàn lâm Pháp ở Rôma đặt trụ sở ở lâu đài Medicis cho phép rất nhiều hoạ sỹ, nhà điều khác và các kiến trúc sư đến tham thành phố vĩnh cửu Rôma và làm quen với những vết tích của văn hoá cổ đại. Mỗi trường văn hoá Rôma đóng một vai trò quyết định trong phát triển văn hoá lúc bấy giờ. Những lời khuyên của hoa sỹ Đức Raphael Mengs có tác dụng rất lớn trong những thắng lợi của những ý tưởng Tân cổ điển. Cuốn “Lịch sử nghệ thuật cổ đại” xuất bản năm 1764 tuyên truyền những ý tưởng phục hưng cổ dại ở châu Âu. Đối với những con người chưa có dịp đến Rôma thì họ có thể làm quen qua những cuốn sách minh hoa, những bức khác gỗ lớn thể hiện những công trình cổ đại. Chúng tạo nên một niềm hoài cổ và những giấc mơ hướng về La Mã, đẩy lên một trào lưu ca ngợi chất thơ của những di tích cổ. Bởi cảnh xã hội lúc bấy giờ gắn liền với sự xem xét lại nghệ thuật Barốc hậu kỳ và Rôccôcó, nó không còn được coi trọng vì mỹ học Barốc là một mỹ học hưởng thụ và vui chơi nhảy mua, cần có một tinh thần mới thay cho nó và triết học của Thế kỷ Ánh sáng chiếu rọi vào nghệ thuật của giai đoạn mới đã chủ trương quay lại với sự duy lý và tính trật tự. Các tác giả cuốn “History of Art” đã viết: “Dưới chế độ cũ, hội hoa chủ yếu là một biện pháp phục vụ cho tôn giáo, lịch sử và nền quân chủ. Hoạ sĩ cũng vì thế mà là người thợ ưu tú, nhiệm vụ của họ là hoàn thành một tác phẩm, sự hoàn thiện về kỹ xảo của họ cần song hành không trái ngược với chuẩn mực đã được xác định trước. Cuối thế kỷ XVIII, trong hội hoạ đã xuất hiện sự thể hiện đối với tình cảm cá nhân. Nó không còn có thể dừng lại ở việc làm đẹp lý trí nữa, mà là một thứ tình cảm, một thứ nhu cầu vô cùng bức thiết. Sự đối lập giữa trực giác và lý trí, giữa cảm nhận và giáo điều này trở thành đối tượng của một cuộc tranh luận lớn liên tục suối thế kỷ XIX. Mỗi nghệ sỹ đều sáng tạo ra bút pháp, ra ngôn ngữ đặc thù của mình”. Trong xã hội có một tư tưởng phổ biến là tái tạo lại đạo lý và sự thay đổi cách nhìn này thể hiện ở hai điểm văn hóa và thiên nhiên.
Về Văn hoá, xã hội nói chung và giới nghệ thuật nói riêng chủ trương coi trọng văn hoá cổ đại, coi trong Văn nghệ Phục hưng đặc biệt là coi trọng lý thuyết của Palladio như cổ đại Hy Lạp và La Mã. Lúc bấy giờ trong văn hoá người ta coi trọng một cách nghiêm túc những nguyên tắc khảo cổ học mới. Những nguyên tắc này ng
nói ở trên đã làm dấy lên nhiệt tình đối với cổ đại, đóng vai trò quyết định trong việc này là những nhà tư tưởng Đức, những nhà Bách khoa thư Pháp và những kiến trúc sư khảo cổ Anh. Nhà bác học Đức Winckelmann vào năm 1785 đã kiến nghị xem những tâm gương của nghệ thuật Hy Lạp như là những mẫu mực không thay đổi như ông đã việt trong tác phẩm “Suy nghĩ về sự mô phỏng các thành tựu Hy Lạp trong hội hoa và trong điều khác”. Một bộ phận xã hội trong lúc bấy giờ xem cổ điển là cái tuyệt đối, còn những cái khác đều là man rợ và nghệ thuật phải hướng tới sự “tự sự”, tự do và thị hiểu của Hy Lạp được danh giá cao. Vệ Thiên nhiên: Một quan niệm về thiên nhiên đã không ngừng thay đổi trong suốt thế kỷ XVIII. Người ta phê phán những trạng thái cảm xúc mãnh liệt, một sự thái quá về vui thủ hưởng thụ của Baroe và Roccoc. Người ta kêu gọi sự trở về với đạo lý và xuất hiện những khái niệm yếu tố mới về con người, kêu gọi sự trở về với thanh tâm và lương trẻ. Bản thân con người nhân mạnh giá trị của các kinh khủng, cái tuyệt vời, cái bị tráng và người ta đi tìm đến những cái mà trước đó chưa hấp dẫn người nghệ sỹ làm. Đó là những cảnh núi cao, vực sâu, núi đá, bão táp, mưa to gió lớn … là kết quả của sự kêu gọi của việc tìm đến một thiên nhiên đẩy chất thơ của những vết tích đổ nát và kêu gọi tái phục hồi những giá trị của phương Đông. Trong bối cảnh đó thì chủ nghĩa Tân cổ điển và chủ nghĩa Lãng mạn đáp ứng được những yêu cầu này.