CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG HỘI HỌA (1)

Chủ nghĩa Hiện thực (tiếng Anh: Realism, tiếng Pháp: Réalisme) là trào lưu thể
hiện mối quan tâm đến sự đích thực và quang cảnh cũng như đời sống hàng ngày của
con người.

Trước chủ nghĩa Hiện thực, chủ nghĩa Lãng mạn đã một thời khuấy động được tính
thần của con người, nó hướng về Cổ đại xa xưa hoặc phương Đông xa xôi, nó tạo nên
những kích thước về mặt tình cảm, kích thích những ảo tưởng về sự xuất thế của những
điều không bình thường. Nhưng chủ nghĩa Lãng mạn cũng khiến cho con người cảm
thấy tràn ngập một tình cảm phù du, một tình cảm khoa trương.

Năm 1840, trong Văn học bắt đầu nổi lên một trào lưu hiện thực – hay tả thực –
chống đối lại với chủ nghĩa Lãng mạn. Từ gốc của chữ Hiện thực chủ nghĩa là chữ
“real”, có nghĩa là chân thực, nội dung của trào lưu này có hàm ý là “quay lại với hiện
thực của cuộc sống”.

Trong văn học Pháp lúc bấy giờ, Guy de Mopassant và Flaubert đều sử dụng các chỉ
tiết rất chân thực của đời thường vào các tiểu thuyết của mình thay cho các tính từ khoa
trương và cách điệu của chủ nghĩa Lãng mạn.

Tác phẩm “Bà Bovary” của Flaubert là một danh tác dùng ngòi bút sắc lạnh để miêu
t do tướng lãng mạn của một cô gái nông thôn Pháp. Tác phẩm này biến thành một hình
ảnh tưởng tượng cho việc phản ánh một sự thật là nếu chỉ căn cứ vào ảo tưởng thì không
có cách gì tiếp cận được với cuộc sống thực tế,

Flaubert dùng bút pháp khách quan dẫn dắt độc giả đi vào thế giới nội tâm của nhân
vật chính. Nhân vật chính của chủ nghĩa Hiện thực nhiều khi chỉ là người dân thường
bình dị, không có chuyện gì to tát ở họ, tâm sự có khi chỉ là niềm vui nho nhỏ trong
cuộc sống.

Trong hội hoạ, chủ nghĩa Hiện thực cũng tiềm ẩn một khả năng gạt bỏ chủ nghĩa
Lãng mạn, một chủ nghĩa luôn luôn mong muốn dẫn dắt người ta đi đến một miền đất
hứa xa xôi mà có khi không biết bao giờ mới đến được.

Chủ nghĩa Hiện thực đem nghệ thuật từ chủ quan quay lại với khách quan, lấy những

chi tiết tồn tại khách quan thay cho những tình cảm sướt mướt chủ quan.

 

Các hoạ sĩ Hiện thực chủ nghĩa chủ trương quay lại với đời thường của mình, với
các thị trấn và nông thôn bình dị của nước pháp, gặp lại chính người dân nông thôn hay
đô thị của họ mà trước đó họ không khám phá ta những nét riêng biệt đáng chú ý.
Có bốn hoạ sĩ của trường phái hiện thực mà là nên nghiên cứu là Corot. Millet,

 

Bài viết khác