Chất cảm, chất liệu là gì, nhận biết các dạng chất cảm mỹ thuật phổ biến, khi nào nên biểu diễn chất cảm

Chất cảm và hoa văn trong mỹ thuật

Chất cảm là cảm nhân về xúc giác đối với những bề mặt chất liệu. Trong nghệ thuật, cảm nhận về chất cảm không chỉ thể hiện không chỉ thể hiện qua cảm giác thật mà còn ở trong những trải nghiệm có sẵn của con người về chất liệu khi nhìn, quan sát một tác phẩm.

Chất cảm là một yếu tố của nghệ thuật tạo hình, nó thể hiện sự mềm mại, mượt mà hay thô ráp, rắn rỏi. Điều này chúng ta đã từng thấy khi nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc, ví dụ như kính thể hiện sự trong suốt, gạch trần thể hiện sự thô nhám, bê tông thể hiện sự mộc mạc. Trong các ngành nghệ thuật tạo hình khác cũng tương tự, chất cảm gây ra những hiệu ứng khác nhau nhiều khi không cần phải chạm vào tác phẩm mà dưới bàn tay của một nghệ sỹ tài hoa, ta vẫn cảm thấy những bề mặt hay bộ phận của bức tranh cho ta cảm giác này hay cảm giác khác.

Có hai loại chất cảm là chất cảm thật và chất cảm thị giác. Chất cảm thật đề cập đến cảm giác xúc giác thực sự của con người khi nhìn thấy hoặc trực tiếp cảm thẩy từ một vật có thật. Trong hầu hết những lĩnh vực nghệ thuật ba chiều như kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt,… chất cảm thực là một phần tất yếu đến từ các bộ phận của tác phẩm. Ngược lại trước thế kỷ XX, chất cảm thật hiếm khi có mặt trong hội họa. Tuy nhiên này nay, các họa sỹ đương đại đã đưa rất nhiều chất liệu đời thường vào tranh để làm phương tiện diễn tả nội dung tác phẩm và chúng đóng vai trò của chất cảm thật chẳng hạn như vải, gỗ, giấy báo,… Kiểu thể hiện đó được gọi là sử dunbgj chất liệu tổng hợp, về bản chất tác phẩm vẫn có thể coi là tranh phẳng, nhưng có lẽ nó nằm ở giới hạn của nghệ thuật hai chiều và ba chiều.

Tượng Giotto di Bondone (nguồn : wikipedia)

Chất cảm cảm thị giác là khái niệm về đặc trưng thị giác của một bề mặt hoặc vật tuy không có thực nhưng cho chúng ta cảm giác nhất định về chất liệu qua cách diễn tả của nghệ sỹ. Chất cảm thị giác có thể thấy dưới 3 hình thức:

chất cảm mô phỏng, chất cảm cách điệu ( hay ẩn dụ), và chất cảm sáng tạo.

(nguồn : wikipedia)

 

Chất cảm mô phỏng là hiệu quả được tạo ra từ kỹ thuật tả chất suất xắc của họa sỹ, hay nôm na là khả năng sao chép cấu trúc chất liệu có thực rất tài tình

Chất cảm cách điệu được các họa sỹ hiện đại sử dụng nhiều nhất. Thay vì mô tả một cách chính xác đến từng chi tiết cấu  trúc vật liệu nguyên gốc, họ đơn giản hóa chúng, chỉ giữ lại một số điểm đặc trưng. Tuy vậy, ngay cả những điểm đặc trưng đó cũng hay được họa sỹ chế biến ở mức độ nhất định, cường điệu hoặc thể hiện dưới hình thức trái với thông thường để chuyển tải ý đồ tư tưởng của họ.

Chất cảm sáng tạo là những chất cảm không có nguồn gốc trong thực tế (kể cả cách điệu từ chất cảm thật) mà nó được nghệ sỹ làm ra từ trí tưởng tượng của họ . Chất cảm sấng tạo thường gặp trong hội họa trừu tượng hoặc siêu thực, nó tạo ra những cảm giác hoàn toàn mới mẻ, phi thực tế, nhằm dẫn dắt cảm xúc của người xem theo phong cách mà tác giả mong muốn

Bài viết khác