Cách vẽ tượng đầu người, tượng chân dung thi kiến trúc, đại học mĩ thuật công nghiệp. Cách chấm điểm bài vẽ.

1. VẼ TƯỢNG

– Đầu tượng là sản phẩm mô phỏng lại đặc điểm chân dung người nên nó chỉ là một khối thạch cao giống với một đối tượng cụ thể nào đó.
Nó là dạng khối tĩnh không chuyển động được như người thật. Nghĩa là nó không thể hiện cảm xúc liên tục trên mặt như người thật.
Nó im lặng và đứng yên không di chuyển luôn bất động trong không gian.
– Khi vẽ tượng chỉ là sự vẽ lại mô hình vô tri vô giác, không
có cảm xúc gì cả và không có sự giao lưu giữa người vẽ và mẫu.
– In đậm color on the object only can be current by dark block, chứ
không có đậm và sáng như người. Mắt của đối tượng cũng chỉ là màu trắng, tóc và chân cũng màu trắng nên tô đậm nhất của các đối
tượng không bằng độ đậm nhất của tóc và mắt người
. – Tóm tắt các đối tượng đồng nhất một màu mình có thể hiện không gian bằng
ánh sáng chiếu vào nên có phần đơn giản hơn.

      Yêu cầu:

o   Đúng tỉ lệ

o   Dựng hình chính xác, đảm bảo yêu câù cơ bản về hình khối, tỷ lệ cấu trúc của mẫu

o   Diễn tả đúng bản chất của tượng.

o   Thể hiện đúng trục mặt của tượng.

o   Quan sát kĩ mẫu vẽ

o   Chú ý về sự thống nhất trong mẫu vẽ, cân đối về tỷ lệ của mẫu. Tìm ra những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của mẫu.

o   Quan sát vị trí đặt tượng ở trên hay dưới tầm mắt. Sau đó xác định vị trí cuả các bộ phận cơ bản trên đầu tượng như khối mũi, mắt, miệng, tai…rồi đánh dấu vào bảng vẽ.

 Một số tỉ lệ chuẩn:

+ Từ Đáy Tượng đến Trục Cằm = Trục Cằm đến Đỉnh Sọ. ( Đỉnh Sọ và Đỉnh Tượng khác nhau, vì Đỉnh Sọ là vị trí của Xương, Đỉnh Tượng là vị trí của Tóc ).
+ Từ Trục Cằm đến Đỉnh Mũi = Đỉnh Mũi đến Đỉnh Sọ.
+ Từ Đỉnh Mũi đến Trục Cằm chia tỉ lệ thành 5 phần bằng nhau, ta tương ứng cho các vị trí sau tính từ Trục Cằm lên: vị trí Số 0 rơi vào Trục Cằm, vị trí Số 2 rơi vào Trục Miệng, vị trí Số 3 rơi vào Trục Mũi, vị trí Số 5 rơi vào Trục Mắt.
+ Sau đó ta lấy tỉ lệ vừa đo, đo từ Trục Mắt lên ta sẽ có vị trí Số 6 rơi vào vị trí Trục Chân Mày.

·        Có được các tỉ lệ vừa đo, ta dựa vào đấy để xác định các tỉ lệ khác:

+ Chiều cao của Mắt = tỉ lệ từ Đỉnh Mũi đến Trục Chân Mày, đồng thời = tỉ lệ từ Đỉnh Sọ đến Đỉnh Đầu.
+ Từ Trục Cằm đến Môi Dưới = Môi Dưới đến Trục Mũi.
+ Lấy tỉ lệ từ Trục Cằm đến vị trí Số 4 ( trong phần đo xác định Trục Mắt vừa nãy ) gióng từ Đỉnh Sọ xuống 2 lần ta sẽ cóTrục Hạ Trán và Trục Môi Trên.
+ Từ Môi Dưới đến Môi Trên = Môi Trên đến Đầu Mũi.
+ Từ Trục Chân Mày đến Đỉnh Trán = Trục Cằm đến Trục Miệng.
+ Từ Trục Hạ Trán đến Trục Cằm chia đôi ta có được Đường Giữa Mũi.
+ Lấy tỉ lệ từ Trục Chân Mày đến Đáy Mắt đưa xuống Trục Cằm gióng lên ta có được vị trí của Xương Quai Hàm.
+ Chiều ngang của Xương Quai Hàm = Trục Cằm đến Trục Mắt.
+ Chiều ngang từ Vành Tai Trong Bên Trái Tượng đến Vành Tai Trong bên Phải Tượng = Trục Cằm đến Hạ Trán.
+ Chiều ngang của Nguyên Phần Đầu Tượng VẠT MẢNG = Trục Cằm đến Đỉnh Trán.
+ Từ Trục Chân Mày đến Chân Tóc = Trục Cằm đến Trục Môi Trên.
+ Chiều ngang từ Đuôi Mắt Trái đến Đuôi Mắt Phải = Trục Cằm đến Trục Mắt.
+ Chiều ngang Cổ = Trục Cằm đến Đáy Mắt.
+ Chiều ngang Vai = Trục Cằm đến Đỉnh Mắt.
+ Chiều cao của Cổ = Trục Cằm đến Đầu Mũi.

Bài viết khác