CÁCH VẼ NÉT VÀ CÁCH ĐAN NÉT CHÌ

1.Cách vẽ nét và cách đan nét chì hay còn gọi là cách đánh bóng chì là một trong những giai đoạn của quá trình vẽ bài hình họa. Quá trình vẽ một bài hình họa bao gồm:

– B1: Dựng hình

– B2: Phân mảng

– B3: Nhấn nét đậm nhạt

– B4: Phủ qua sáng tối

– B5: Đánh bóng

2. Để đan nét chì hay còn gọi là đánh bóng chì được tốt, ta cần phân loại chì để từ đó có cách sử dụng phù hợp.

– Chì được phân loại thành 2 dạng: Chì cứng và chì mềm. Bút chì rất phong phú về chất liệu và tên gọi nhưng nhìn chung được kí hiệu như sau:

+ HB: Chì cứng, chì càng cứng thì kí hiệu về số càng tăng lên cao. VD: HB < 2H<3H<4H…

+ B: Chì mềm, chì càng mềm thì kí hiệu về số càng tăng lên cao. VD: 2B<3B<4B<5B

Ví dụ minh họa cho độ mềm của chì, chì càng mềm thì độ đậm càng nhiều.

 

 

3. Hệ thống nét và cách đan nét: 

– Hệ thống nét bao gồm: Nét thẳng (số1) và nét cong (số 2), nhưng nét thẳng được sử dụng thường xuyên hơn.

– Cách đan nét:

+ Đan hệ thống nét thẳng trước sau đó đan nét nằm ngang vuông góc (số 4)

+ Đan 2 hệ thống nét chéo góc theo hướng trái, phải (số 3)

+ Đan 2 hệ thống nét vuông góc và 1 hệ thống nét chéo góc phải (số 5)

+ Đan 2 hệ thống nét vuông góc và 2 hệ thống nét chéo góc trái phải (số 6)

 

 

4. Cách để đan nét chuẩn:

– Ở số 1 ta thấy các các hệ thống nét đan rất rõ rệt, không bị dính vào nhau và đây là cách đánh chuẩn. Để đánh được theo cách này mỗi nét bút khi đánh không được dính vào nhau và khi cầm bút phải nhấc cao bút. (Xem số 3 để hiểu hơn)

– Ở số 2  ta thấy các các hệ thống nét đan không rõ rệt, các nét đan gần như hòa vào làm 1 và biến mất. Đây là cách đan cần hạn chế sử dụng trong hình họa vì nó sẽ gây ra cảm giác bết dính không có lợi nhiều cho việc làm mềm nhưng vẫn rõ khỗi của vật thể. Bị nét bết dính là do quá trình đi hệ thống nét bị dính vào nhau và cầm nằm bút (Xem số 4 để hiểu hơn)

 

 

5. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh bóng:

– Kỹ thuật số 1: Dồn nét, tức là ở đường giáp ranh sáng tối ta đi mật độ nét nhiều, càng về phía bên trong nét càng thưa ra

– Kỹ thuật số 2: Nhấn điểm ở những cạnh giao nhau và sau đó kết hợp với dồn nét nhằm làm mềm điểm nhấn.

– Kỹ thuật không nên sử dụng nhiều là kỹ thuật số 3 và số 5 vì:

+ Kỹ thuật số 3: nhấn nét bị cứng và di đi di lại 1 nét sẽ khiến cho mảng sau khi đánh bóng bị mất tính kết dính. Xem ví dụ số 5

– Kỹ thuật nên sử dụng là kỹ thuật số 4 và kỹ thuật số 6 vì:

+ Kỹ thuật số 3 sử dụng nhiều nét giống nhau đứng cạnh nhau nên sau khi đánh bóng nét chìm vào trong mảng nên không để lại đường viền và đem lại hiệu quả khá mềm.

 

 

cach-danh-bong-cach-dan-net-chi 5

 

6. Thang sắc độ

– Vai trò của thang sắc độ trong bài là cực kì quan trọng bởi nó là xương sống cho toàn bài. Nó giúp vật thể có không gian và trông giống mẫu. Nên kẻ thang sắc dộ ra và đánh bóng theo nguyên tắc từ đậm đến nhạt. Quá trình này giúp ta vừa luyện đc nét vừa luyện được sắc độ.

 

cach-danh-bong-cach-dan-net-chi-7

 

7. Kỹ năng quan sát và áp dụng các phương pháp trên vào bài;

– Nên chọn hướng sáng ổn định, phân tích các mảng sáng,ghi ,tối, phản quang, bóng đổ rõ ràng trước khi đánh bóng. Xem ví dụ bên dưới:

 

cach-dan-net-cach-danh-bong-chi-8

 

Như vậy, để có được bài đánh bóng đẹp, nét đẹp, cần thực hành nhuần nhuyễn các bước đã nêu ở trên, hơn nữa khi ta đã hiểu cách làm, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn và một điều quan trọng không kém sự rèn luyện chính là thời gian. Vẽ là quá trình cần có 2 yếu tố rèn luyện và thời gian để người vẽ có thêm kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng nét và cách áp dụng vào bài để đánh bóng được một bài hoàn thiện và như ta mong muốn.

—————–
• Add | Lô 32 dịch vụ 14, Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội
• Tel | 0889 525 767 – 0988 286 010
Ôn thi vẽ khối V khối H
Ôn thi mỹ thuật

Bài viết khác