Các chủ đề của nghệ thuật

Để nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, ngoài cách tiếp cận thông thường theo trình tự thời gian hay còn gọi là lịch sử biên niên, chúng ta còn có thể dùng 1 phương pháp khác, dó là xem xét dưới gọc độ các chủ đề mà tác phẩm nghệ thuật phản ánh. Phương pháp sử dụng biên niên sử ưu việt ở chỗ các định vị được tác phẩm nghệ thuật, nghệ sỹ trong bối cảnh của thời đại. Nhưng nhược điểm của nó là khó nhận biết, so sánh những đặc điểm tương đồng hay dị biệt giữa những tác phẩm, tác giả từ những nền văn hóa khác nhau. Nhược điểm này sẽ được khắc phục qua việc nghiên cứu các chủ đề của nghệ thuật. Nếu như nghiên cứu theo biên niên chủ yếu nhìn nghệ thuật theo chiều thời gian, thì nghiên cứu theo chủ đề nhìn nghệ thuật qua những đặc điểm nội dung xuyên không gian và thời gian.

Trong nghệ thuật có tám chủ đề chính như sau

– Chân dung và thân thể con người

– Tĩnh vật

-Phong cảnh

– Đời sống và đô thị nông thôn\

– Động vật

  • LỊch sử và tôn giáo
  • Thần thoại, tưởng tượng và phúng dụ
  • Trừu tượng

Chúng ta sẽ nghiên cứu từng chủ đề trong phần dưới đây

 

Chân dung và thân thể con người

Chân dung là 1 trong những chủ đề phổ biến nhất trong nghệ thuật. Một tác phẩm chân dung xuất sắc không chỉ đơn thuần ghi lại diện mạo bề ngoài của con người mà còn phản ánh chiều sâu nội tâm, những diễn biến tâm lý, tư tưởng cũng như vị thế xã hội của họ. Một số nhà nghiên cứu nghệ thuật, Lịch sử và khoa học còn tìm thấy trong chân dung những thông điệp khác nhau về tiểu sử, tình trạng gia đình thậm chí về cả vấn đề sức khỏe của nhân vật. Không những thế, nghệ thuật vẽ chân dung còn cho thấy nhiều mặt của xã hội từ lịch sử, văn hóa đến chính trị, tôn giáo,,…. Liên quan đến người được thể hiện trong tác phẩm. Có thể nói, mỗi bức chân dung là một câu chuyện về con người.

Đầu tiên đề tài chân dung thường được giới thống trị sử dụng như 1 phương tiện thể hiện uy quyền, tôn vinh bản thân mình hoặc mổ tả các nhân vật tôn giáo, huyền thoại biểu tượng của quốc gia, chế độ. Nhiều bức chân dung sớm nhất mà chúng ta biết là những hình ảnh của thần thánh, vua chúa, quý tộc, tướng lĩnh, điêu khắc hoặc được vẽ trong miếu, điện thờ, cung điện,….. Ngoài thần thái của gương mặt, các tác giả còn tạo dáng vẻ hoàn hảo với nhiều chi tiết ám chỉ sức mạnh và quyền lực, các đức tính cao quý,…, hay sự quý phái thánh thiện. Trong khi đó các vị vua phải toát lên vẻ uy nghi

 

Cùng với chân dung, các tác phẩm về thân thể con người( khỏa thân,..) cũng chiếm một vị trí quan trọng trong suốt lịch sử nghệ thuật thế giới

Nếu như ở Phương Tây , hình ảnh khỏa thân của cơ thể được nhìn nhận dưới khía cạnh cái đẹp tự nhiên vĩnh cửu của giới tính, sự thanh khiết hay chủ nghĩa anh hunhf thì ở phương Đông, chủ đề cơ thể con người lại hay được gắn với văn hóa phồn thực, tôn vinh sự sống và sinh sản, như một cách nói lên sự liên hệ giữa các quy luật tự nhiên, thuyết âm dương với sinh hoạt đời sống.

Nghệ thuật Hy Lạp, đặc bieejtr là điêu khắc, phù điêu Hy Lạp, miêu tả con người với vẻ đẹp thể chất khỏe mạnh và vẻ đẹp tinh thần thánh thieenjj.

Trong khi đó, điêu khắc La Mã cổ đại lại tạc những con người đầy vẻ hiện thực, vì cuộc sống của người La Mã rất thực dụng.

Hội họa và điêu khắc cổ điển châu Âu mô tả thân hình con người trên cơ sở khoa học giải phẫu cơ thể, nhất là từ thời Phục Hưng. Đường nét cơ thể và tỷ lệ thân hình cấu trúc bộ xương, các tư thế được diễn tả như thật nhằm tìm đế vẻ đẹp lý tưởng.

Bài viết khác