HÌNH HỌA: VẼ CÁC KHỐI CƠ BẢN – KHỐI VUÔNG

1. Các bước vẽ khối vuông ( khối hình hộp )
– Bước 1: 
– Dựng khung bố cục bao gồm tỉ lệ chiều cao so với độ rộng toàn bộ khối, ở bước này nên đặt bố cục cân giữa giấy để tại thói quen về khung và sự cân bằng bố cục.
– Quan sát 2 bên sáng tối của khối để tìm cạnh “a” một cách chính xác. Ở bài này, mẫu được đặt ở trạng thái cân bằng tức là mặt sáng và tối của khối có tỉ lệ cân bằng.
–  Lần lượt dựng cạnh “a, b, c” sao cho cạnh “c và b” có tổng chiều cao nhỏ hơn cạnh “a”. Do quy luật về độ hút trong không gian, 2 cạnh càng xa nhau thì cạnh ở xa sẽ càng ngắn hơn cạnh gần. Trong hình học toán học: 2 đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau tại một điểm, nhưng trong không gian thì chúng lại gặp nhau tại một điểm và ta gọi đó là điểm tụ.
– Phía bên trên khối ta dựng hình bình hành
– Bước 2: 
 
– Quan sát sáng tối của khối. Làm đậm nhạt nét, bên tối làm đậm nét, bên sáng làm nhạt nét.
– Vì cạnh giữa ( cạnh ” a” ) là cạnh gần ta nhất nên bao giờ nó cũng đậm nhất (Nguyên tắc gần đậm – xa mờ )
– Phủ qua lớp ở 2 diện trung gian và tối, chú ý dồn đậm vào cạnh giữa.
– Bước 3:
– Vì bề mặt bên trên khối bao giờ cũng đón sáng mạnh hơn diện gập vào nên sắc độ của bề mặt bên trên khối sẽ sáng hơn bề mặt  gập vào.
– Bước 4:
– Tiếp tục lên bóng theo nguyên tắc sáng, ghi, tối, phản quang. Cụ thể:
+ Bề mặt sáng nhất để trắng giấy
+ Bề mặt bên trên khối sắc độ ghi
+ Bề mặt  gập vào có 2 sắc dộ đó là  sắc độ tối và sắc độ phản quang
+ Bóng đổ của khối là sắc độ tối nhất
– Tạo không gian cho khối bằng đường chân trời, chia bố cục làm 2 nửa trong đó nửa trên ít hơn nửa dưới. Nửa trên đậm hơn ở dưới, nếu để nửa dưới đậm hơn sẽ bị lẫn với sắc độ bóng đổ của khối. Chú ý không để đường chân trời cắt ngang qua đáy khối, sẽ không tạo nên sự vững chắc về hình.
– Hoàn thiện khối , tăng cường thêm độ đậm ở cạnh giữa của khối để tăng sự tương phản sắc độ, làm rõ khối hơn.

Bài viết khác