Độ Sáng trong nguyên lý hội họa đen trắng
Phần được vật thể nhận biết chung quanh, cần phải có ánh sáng, tối đen một mảng sẽ không nhìn thấy được gì. Cho nên:
– Một là, vật thể trong bóng tối phải có độ sáng mới có thể hiển hiện sự tồn tại của mình;
– Hai là, phải có độ sáng nhất định thì mới có thể hiện ra hình dạng vật thể;
– Ba là, ánh sáng tương đối sáng thì mới nhìn rõ màu sắc và chỉ tiết của vật thể
– Bốn là, khi độ sáng của vật thể và khung nền chung quanh như nhau, thì, nếu vật thể có đường bao, sẽ có thể phân biệt được với chung quanh. SUSAN CHO CUỘC CHIẾN TUỔI HAYWOOD, 1979 Những hiện tượng trên đây là những cái thường thấy trong cuộc sống, vì vậy, yêu cầu trước tiên của hội họa là phải tuân thủ một nguyên tắc cơ bản: hình và nền phải có sự khác biệt về độ sáng, khác biệt càng lớn sẽ càng rõ. Nếu sự khác biệt không lớn thì phải dùng đường bao để đạt được sự khác biệt
ột nguyên tắc cơ bản: hình và nền phải có sự khác biệt về độ sáng, khác biệt càng lớn sẽ càng rõ. Nếu sự khác biệt không lớn thì phải dùng đường bao để đạt được sự khác biệt
Hai cực của độ sáng là đen và trắng, ở giữa là dãy sắc điệu xám với các cấp độ khác nhau. Qua ảnh chụp đen trắng có thể chứng thực đen, trắng, xám có từ ba nguồn: một, màu vốn có của bản thân vật thể; hai, hiệu quả chiếu sáng xuất hiện; ba, kết quả của mức độ phản xạ khác nhau trong môi trường chung quanh. Nói chung, hội họa tuân thủ qui luật biểu hiện màu sắc vốn có của vật thể, vật thể trắng thì vẽ trắng, đen vẽ đen. Như tranh minh họa bìa trong “Thời đại mơ tưởng” của họa sĩ người Úc A. Robert, da đen của người da đen, những tảng đá màu trắng đều là màu vốn có. Tranh khắc gỗ “Hướng dương” của Tokata Shikô (Đông phương chí công), người Nhật Bản, cơ thể phụ nữ Ấn độ là màu đen. Từ rất sớm, trong hội họa đã có qui luật tương phản, đồng hành với qui luật nói trên, tức là không phản ánh đúng màu vốn có của vật thể. Cách vẽ đường nét của phương Đông hay phương Tây đều chủ yếu dùng đường nét cấu tạo hình tượng, để không phá vỡ cái đẹp nhịp điệu của đường nét, người ta đã không biểu hiện màu vốn có của vật thể. Có khi, mục đích thực tế của cách vẽ đường nét là không cần đến những mảng đen để giữ cho mặt tranh nhã sạch và tươi mới. Hội họa hiện đại phương Tây cũng dùng cách vẽ trắng này và dùng đường nét mảnh nhỏ tinh tế để biểu hiện nhân vật và quang cảnh lớn, làm cho hình tượng được vẽ ra có được cảm giác trong trẻo và thuần khiết cao độ. Như bức tranh minh họa “Người thật thà” của R. Kent. Một cách vẽ không phản ánh màu sắc vốn có của sự vật khác nữa là “vẽ đen”, tức là dùng mảng mặt đen là chủ yếu, trên đó vẽ ra đường trắng và điểm trắng. Họa pháp này, thời cổ Hy Lạp đã có sử dụng, như bức vẽ trên đồ đựng cổ Hy Lạp “Đấu sức giữa Heclexơ với Thần biển”