Thủy tinh là vật liệu trong suốt, nên chúng ta không biết cách vẽ nó như thế nào. Một vật thể trong suốt thì tức là nó không có màu sắc, khi đưa vào tranh nó như một vật thể “vô hình”, mà “vô hình” thì làm sao mà vẽ được. Thực ra không phải vậy đâu!!! Tuy là nó trong suốt nhưng với kiến thức vật lý về quang học, chúng ta biết rằng thủy tinh có khả năng phản xạ lại ánh sáng. Lợi dụng khả năng đó, mình sẽ chỉ các bạn cách vẽ chất liệu thủy tinh thông qua bài học cách dưới đây nhé.
Dụng cụ chuẩn bị
- Bút chì
- Tẩy
- Giấy croki xám
- Bút hoặc phấn trắng
- Ly thủy tinh, có ít nước khoảng ½ ly
Sau khi đã đầy đủ dụng cụ, chúng ta sẽ tiến hành vẽ thôi!!!
Các bước hướng dẫn vẽ
Bước 1: Phác thảo hình dáng
**Chú ý: quan sát miệng ly để vẽ chính xác. Do phối cảnh nên miệng ly có hình elip. Phần đáy ly cũng như vậy nhưng chỉ vẽ một nửa. Tùy vào mẫu bạn chọn mà đáy ly và miệng ly có bằng nhau hay không nhé!
Bước 2: vẽ nước
Giống như miệng ly, do phối cảnh nên nước cũng có bề mặt hình elip. Bạn tạo độ dày cho miệng ly luôn nhé. Do là thủy tinh nên miệng ly có chỗ sáng chỗ tối không đồng đều nhau, tùy vào vị trí và cường độ sáng mà nó tạo ra độ sáng tối khác nhau.
Bước 3: Tạo độ trong của nước
Nước cũng giống như thủy tinh, nhưng chúng ta không nhất thiết phải vẽ chính xác các chi tiết phản quang trên bề mặt, chỉ đơn giản là gợi tả thôi. Cứ vẽ nhũng gì mà bạn thấy.
Bước 4: Vẽ bóng
Bạn vẽ bóng ở miệng ly, tương tự như khi bạn vẽ miệng bình nhưng có điều là nhẹ hơn, sắc độ nhẹ khi gần vè phía đáy ly.
Đáy ly có độ dày hơn so với miệng ly, nhưng do nó là thủy tinh nên lúc này ta không thể thấy nó như hình elip được. Tùy vào chiếc ly mà bạn chọn làm mẫu mà vẽ theo nhé, nó cũng giống như cách bạn vẽ nước thôi.
Bước 5: Bóng đổ của ly nước
Khác với chất liệu gốm sứ, thủy tinh cho phép ánh sáng truyền qua nó. Do đó bóng bổ của ly có một chút phần sáng hơn. Nó sáng mạnh ở một điểm gần ly nhất và tải đều ra xa những chỗ còn lại. Bạn nhấn đậm bóng ở mép đáy ly để tạo cảm giác sức nặng của ly đang đè xuống mặt bàn.
Bước 6: Tạo vệt sáng trên bóng đổ
Lúc này thì chiếc ly của bạn tương đối hoàn thiện rồi, nhưng có điều nó chưa giống với thủy tinh lắm đúng không. Đừng lo! Lúc này bạn sẽ cần đến phấn tiên hoặc bút màu trắng nhé. Quan sát mẫu của bạn xem điểm nào trên mẫu sáng nhất. Đó là những chỗ mà bạn nên càng vẽ để chi chiếc ly của mình giống hơn đó.
Cuối cùng bạn có thể vẽ thêm mặt bàn hoặc gợi tả không gian cho chiếc ly của mình.BƯỚC VẼ “LY CHẤT LIỆU THỦY TINH” BẰNG BÚT CHÌ
Diễn tả vật liệu, chất liệu của vật thể luôn là một nỗi niềm trăn trở đối với dân vẽ dù là người mới hay người đã vẽ nhiều năm. Một trong những loại chất liệu “khó” nhất thì phải kể đến những loại vật có tính phản quang cao, và thủy tinh chính là một trong số đó. Hôm nay các bạn cùng Zest học cách để dựng hình và đổ bóng cho một chiếc ly chất liệu thủy tinh hoàn chỉnh với 7 bước vẽ chì đơn giản nhé.
Phần 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi bắt đầu chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị một số dụng cụ như sau:
- Bút chì 2B, 3B
- Gôm (tẩy)
- Giấy canson mỏng
Phần 2: Phần dựng hình
Bước 1: Dựng khung hình chính
Ở đây mình chọn mẫu là một chiếc ly thủy tinh cao nên khung hình sẽ là một hình chữ nhật dài, các bạn lưu ý rằng ở bước dựng khung hình đầu tiên chúng ta luôn nên phải dựng trục chính (hay còn gọi là trục trung tâm) nhé.
Bước 2: Dựng khung chi tiết
Tiếp đến chúng ta sẽ dựng khung cho phần miệng và đáy ly thủy tinh. Toàn bộ phần dựng hình này các bạn hãy cứ quy về hình chữ nhật cho tất cả các chi tiết, khi đó việc vẽ hình ở những bước sau sẽ đơn giản hơn.
Bước 3: Hoàn thiện phần dựng hình
Phần miệng và đáy ly thủy tinh là hai hình tròn, nhưng theo quy luật về không gian thì trong bài vẽ này sẽ là hai hình elip.
Lưu ý: khi dựng hình các bạn phải luôn phải lưu ý về độ dày của vật thể. Ví dụ như ly thủy tinh dưới đây, do tính chất trong suốt của nó mà chúng ta có thể thấy được bề dày cũng như ranh giới của bề mặt thủy tinh với không khí bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, các bạn cũng phải vẽ cả phần này vào nhé.
Phần 3: Lên bóng cho ly thủy tinh
Trước khi lên bóng cho bất kì một vật/ tĩnh vật nào thì các bạn luôn phải nắm và hiểu rõ nguyên lý ánh sáng.
Khi ánh sáng tác dụng (chiếu sáng) lên vật thể bất kì thì trên vật sẽ có 5 vùng bao gồm: vùng sáng nhất, vùng tối nhất, vùng sáng – tối trung gian, phản quang và bóng đổ.
Theo lý thuyết, phần phản quang không sáng hơn vùng sáng nhất chỉ trừ trường hợp vật thể là vật có tính phản quang cao như thủy tinh, kim loại…
Bước 4: Lên lớp lót cho tổng thể
- Vùng sáng
- Vùng tối
- Phản quang (điểm này cần đặc biệt lưu tâm vì một số bạn sẽ nhầm vùng phản quang là vùng sáng)
Ở bước này các bạn nên dùng chì 2B để đánh một lớp lót nhẹ và chừa sáng ở những vùng sáng và vùng phản quang. Nếu các bạn để ý thì ở vùng mép (rìa) ngoài cùng của ly thủy tinh bao giờ cũng có một đường sáng, đường thẳng này gọi là dải sáng. Đối với vị trí này cũng cần được chừa trắng ra nhé.
Bước 5: Lên lớp chì lót thứ 2
Lớp chì này có tác dụng là để phân định rõ hơn những vùng sáng, tối, trung gian cho vật thể. Các bạn vẫn lưu ý là chúng ta sẽ đánh chì đều tay nhé. Tránh để nét chì thưa quá hoặc không đều nhau thì sẽ khó tả được độ tối của vật mà bài chúng ta cũng sẽ không được đẹp mắt.
Bước 6: Tiếp tục lên lớp chì thứ 3
Ở bước này các bạn có thể xóa bớt những đường trục dựng hình và đổi qua chì đậm hơn, như ở bài vẽ này là sử dụng chì 3B để nhấn đậm vùng tối.
Có một nguyên lý nho nhỏ như thế này: Ứng dụng vào bài vẽ này thì khi chúng ta nhấn điểm tối đúng, thì tự động vùng sáng và vùng phản quang đã được bật lên hẳn.
Bước 7: Chỉnh sửa một vài chi tiết và hoàn thiện bài
Một tips nhỏ cho các bạn nếu các bạn sợ việc chừa trắng sẽ làm cho vùng đó bị thô, cứng, thậm chí tách bài thì:
- Khi đan nét ở những lớp đầu các bạn cũng sẽ đánh chì nhẹ ở vùng rìa quanh vùng sáng, ở những lớp chì tiếp theo chúng ta sẽ đan nhẹ ra xa. Chồng nhiều lớp dần dần theo cách này thì vẫn đảm bảo được vùng sáng đúng sắc độ mà không quá tách biệt với những vùng khác.
- Dùng gôm (tẩy): Cách này có một yêu cầu đó là gôm (tẩy) của các bạn phải thật sạch và cách dùng gôm lấy sáng không phải là đè gôm lên giấy và chà như cách chúng ta thường làm, các bạn hãy đè gôm xuống giấy và kéo một đường dứt khoát, sau đó nhấc gôm lên. Vậy sẽ đảm bảo bài không bị dơ mà vẫn lấy sáng được.
Trên đây là các bước hướng dẫn cách dựng hình và lên bóng cho một chiếc ly chất liệu thủy tinh kèm một số tips nhỏ hi vọng sẽ giúp các bạn chinh phục được loại vật liệu này nhé.