CÁCH VẼ NÉT VÀ CÁCH ĐAN NÉT CHÌ
Mỗi loại đan nét đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng để đan nét đúng thì chúng ta cần phải đảm bảo được ba yếu tố sau đây:
- Nét đan phải rõ.
- Sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý.
- Tăng đậm đúng cách.
Yếu tố thứ nhất: Nét đan phải rõ
Yếu tố thứ hai: Sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý
Nét khít – tức là khoảng cách các nét gần nhau hết sức có thể, nhưng đừng gần quá dễ dẫn đến trường hợp tô chì.
Nét thưa – ngược lại với nét khít, tức là khoảng cách các nét xa nhau, nhưng cũng đừng xa quá nhìn mảng đậm sẽ bị rỗ như một tấm lưới vậy, rất xấu.
Để có sự phân bố các nét thưa, nét khít hợp lý trong việc đan nét các bạn chỉ cần để ý sau mỗi lớp chì đan nét thưa dần ra là được. Chỉ đơn giản vậy thôi!
Nét đan phải rõ thì dễ hiểu quá rồi hen! Để đan nét cho rõ các bạn phải luôn luôn gọt chì cho nhọn, đồng thời lúc vẽ nên xoay chì thường xuyên để kéo dài thời gian mòn chì ra, tránh trường hợp chì bị mòn nhanh quá khiến việc vẽ không được liên tục.
Yếu tố thứ ba: Tăng đậm đúng cách
Muốn tăng đậm một vùng nào đó, cách nhanh nhất là các bạn phải đan thật nhiều lớp vào vùng ấy cho đến khi đủ độ đậm mình mong muốn là xong. Điều đó đúng nhưng chưa đủ!
Ví dụ như vùng đó muốn tăng đậm, các bạn cần phải đan 10 lớp chì. Nếu các bạn nhát tay, 10 lớp chì của các bạn đều vẽ nhạt nhòa như nhau thì có vẽ cả trăm lớp, độ đậm của vùng đó cũng vẫn không thể đậm lên được. Còn nếu như các bạn mạnh dạn hơn, sau mỗi lớp chì các bạn nhấn mạnh đầu chì vào mặt giấy một chút (hoặc có thể thay chì đậm hơn chẳng hạn) là các bạn đã tăng đậm thành công rồi đó!
1.Cách vẽ nét và cách đan nét chì hay còn gọi là cách đánh bóng chì là một trong những giai đoạn của quá trình vẽ bài hình họa. Quá trình vẽ một bài hình họa bao gồm:
– B1: Dựng hình
– B2: Phân mảng
– B3: Nhấn nét đậm nhạt
– B4: Phủ qua sáng tối
– B5: Đánh bóng
2. Để đan nét chì hay còn gọi là đánh bóng chì được tốt, ta cần phân loại chì để từ đó có cách sử dụng phù hợp.
– Chì được phân loại thành 2 dạng: Chì cứng và chì mềm. Bút chì rất phong phú về chất liệu và tên gọi nhưng nhìn chung được kí hiệu như sau:
+ HB: Chì cứng, chì càng cứng thì kí hiệu về số càng tăng lên cao. VD: HB < 2H<3H<4H…
+ B: Chì mềm, chì càng mềm thì kí hiệu về số càng tăng lên cao. VD: 2B<3B<4B<5B
Ví dụ minh họa cho độ mềm của chì, chì càng mềm thì độ đậm càng nhiều.
<iframe width=”560″ height=”315″ src=”https://www.youtube.com/embed/keTuegaiKE4?si=9pUD7vucYWIoZPyP” title=”YouTube video player” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share” allowfullscreen></iframe>
3. Hệ thống nét và cách đan nét:
– Hệ thống nét bao gồm: Nét thẳng (số1) và nét cong (số 2), nhưng nét thẳng được sử dụng thường xuyên hơn.
– Cách đan nét:
+ Đan hệ thống nét thẳng trước sau đó đan nét nằm ngang vuông góc (số 4)
+ Đan 2 hệ thống nét chéo góc theo hướng trái, phải (số 3)
+ Đan 2 hệ thống nét vuông góc và 1 hệ thống nét chéo góc phải (số 5)
+ Đan 2 hệ thống nét vuông góc và 2 hệ thống nét chéo góc trái phải (số 6)
4. Cách để đan nét chuẩn:
– Ở số 1 ta thấy các các hệ thống nét đan rất rõ rệt, không bị dính vào nhau và đây là cách đánh chuẩn. Để đánh được theo cách này mỗi nét bút khi đánh không được dính vào nhau và khi cầm bút phải nhấc cao bút. (Xem số 3 để hiểu hơn)
– Ở số 2 ta thấy các các hệ thống nét đan không rõ rệt, các nét đan gần như hòa vào làm 1 và biến mất. Đây là cách đan cần hạn chế sử dụng trong hình họa vì nó sẽ gây ra cảm giác bết dính không có lợi nhiều cho việc làm mềm nhưng vẫn rõ khỗi của vật thể. Bị nét bết dính là do quá trình đi hệ thống nét bị dính vào nhau và cầm nằm bút (Xem số 4 để hiểu hơn)
5. Các kỹ thuật sử dụng trong đánh bóng:
– Kỹ thuật số 1: Dồn nét, tức là ở đường giáp ranh sáng tối ta đi mật độ nét nhiều, càng về phía bên trong nét càng thưa ra
– Kỹ thuật số 2: Nhấn điểm ở những cạnh giao nhau và sau đó kết hợp với dồn nét nhằm làm mềm điểm nhấn.
– Kỹ thuật không nên sử dụng nhiều là kỹ thuật số 3 và số 5 vì:
+ Kỹ thuật số 3: nhấn nét bị cứng và di đi di lại 1 nét sẽ khiến cho mảng sau khi đánh bóng bị mất tính kết dính. Xem ví dụ số 5
– Kỹ thuật nên sử dụng là kỹ thuật số 4 và kỹ thuật số 6 vì:
+ Kỹ thuật số 3 sử dụng nhiều nét giống nhau đứng cạnh nhau nên sau khi đánh bóng nét chìm vào trong mảng nên không để lại đường viền và đem lại hiệu quả khá mềm.
6. Thang sắc độ
– Vai trò của thang sắc độ trong bài là cực kì quan trọng bởi nó là xương sống cho toàn bài. Nó giúp vật thể có không gian và trông giống mẫu. Nên kẻ thang sắc dộ ra và đánh bóng theo nguyên tắc từ đậm đến nhạt. Quá trình này giúp ta vừa luyện đc nét vừa luyện được sắc độ.
7. Kỹ năng quan sát và áp dụng các phương pháp trên vào bài;
– Nên chọn hướng sáng ổn định, phân tích các mảng sáng,ghi ,tối, phản quang, bóng đổ rõ ràng trước khi đánh bóng. Xem ví dụ bên dưới:
( ảnh minh họa, nguồn: internet)
Như vậy, để có được bài đánh bóng đẹp, nét đẹp, cần thực hành nhuần nhuyễn các bước đã nêu ở trên, hơn nữa khi ta đã hiểu cách làm, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn và một điều quan trọng không kém sự rèn luyện chính là thời gian. Vẽ là quá trình cần có 2 yếu tố rèn luyện và thời gian để người vẽ có thêm kinh nghiệm hơn trong việc sử dụng nét và cách áp dụng vào bài để đánh bóng được một bài hoàn thiện và như ta mong muốn.