Là một người đam mê mỹ thuật và phim. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn những bộ phim nói về chủ đề hội họa và chính những bộ phim này đã giúp mình có thêm kiến thức sâu hơn về mỹ thuật.
Loving Vincent (Vincent Thương Mến) là bộ phim được đầu tư khủng nhất về mặt ý tưởng nghệ thuật và cả công sức của hội họa sĩ trên khắp thế giới, như một món quà tri ân dành cho danh họa tài năng nhưng có số phận đầy bi kịch: Vincent Van Gogh – đại danh họa thuộc trường phái Hậu Ấn Tượng (Post-Impressionism) và được xem là người đặt nền móng cho trường phái Dã Thú (Fauvism) và trường phái Biểu Hiện (Expressionism).
Với mục đích tôn vinh vị danh họa theo cách trọn vẹn nhất, ê-kíp làm phim đã quyết định thực hiện một tác phẩm hoạt hình với mỗi khung hình trông giống như do chính Van Gogh vẽ nên. Suốt bảy năm ròng rã, hơn 100 họa sĩ đã kiên trì thực hiện hơn 65.000 bức tranh sơn dầu trên vải toan, mô phỏng lại bút pháp và phong cách sáng tác của Van Gogh.
Bối cảnh của phim Loving Vincent là năm 1891, tức khoảng một năm sau ngày mất của Vincent Van Gogh (Robert Gulaczyk lồng tiếng). Trong những ngày tháng cuối đời, ông luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người em trai Theo khi cả hai thường xuyên giãi bày tâm sự thông qua những bức thư. Sau khi Van Gogh qua đời, còn một bức thư cuối cùng của ông chưa kịp gửi đến Theo.
Chàng trai trẻ Armand Roulin (Douglas Booth) – con trai người thủ thư, đồng thời là một người bạn của Vincent – được giao nhiệm vụ chuyển lời nhắn cuối đời của ông đến cho em trai. Bộ phim là chuyến hành trình theo chân Armand Roulin, không chỉ làm nhiệm vụ đưa thư, mà thông qua đó giải mã cho người xem về những ẩn khuất cuộc đời và cả niềm đam mê hội họa như máu thịt của danh họa Van Gogh.
Qua bộ phim, người xem không chỉ hiểu thêm về cuộc đời danh họa có nền ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đương đại, mà còn mãn nhãn và tăng vốn kiến thức hội họa với những bức tranh vẽ chỉn chu. Các mọt phim hội họa nên xem bản thuyết minh để cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của từng khung tranh.
Với mục đích tôn vinh vị danh họa theo cách trọn vẹn nhất, ê-kíp làm phim đã quyết định thực hiện một tác phẩm hoạt hình với mỗi khung hình trông giống như do chính Van Gogh vẽ nên. Suốt bảy năm ròng rã, hơn 100 họa sĩ đã kiên trì thực hiện hơn 65.000 bức tranh sơn dầu trên vải toan, mô phỏng lại bút pháp và phong cách sáng tác của Van Gogh.
Bối cảnh của phim Loving Vincent là năm 1891, tức khoảng một năm sau ngày mất của Vincent Van Gogh (Robert Gulaczyk lồng tiếng). Trong những ngày tháng cuối đời, ông luôn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người em trai Theo khi cả hai thường xuyên giãi bày tâm sự thông qua những bức thư. Sau khi Van Gogh qua đời, còn một bức thư cuối cùng của ông chưa kịp gửi đến Theo.
Chàng trai trẻ Armand Roulin (Douglas Booth) – con trai người thủ thư, đồng thời là một người bạn của Vincent – được giao nhiệm vụ chuyển lời nhắn cuối đời của ông đến cho em trai. Bộ phim là chuyến hành trình theo chân Armand Roulin, không chỉ làm nhiệm vụ đưa thư, mà thông qua đó giải mã cho người xem về những ẩn khuất cuộc đời và cả niềm đam mê hội họa như máu thịt của danh họa Van Gogh.
Qua bộ phim, người xem không chỉ hiểu thêm về cuộc đời danh họa có nền ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đương đại, mà còn mãn nhãn và tăng vốn kiến thức hội họa với những bức tranh vẽ chỉn chu. Các mọt phim hội họa nên xem bản thuyết minh để cảm nhận trọn vẹn hơn vẻ đẹp của từng khung tranh.
Mr.Turner là bộ phim của đạo diễn Mike Leigh xoay quanh những ngày tháng cuối đời của họa sĩ J.M.W. Turner ( Timothy Spall thủ vai), cũng như mối quan hệ của họa sĩ đối với gia đình, đồng nghiệp, vợ con…Turner là một họa sĩ vẽ tranh phong cảnh thuộc trường phái lãng mạn (Romanticism), được biết đến với tài sử dụng màu nước cho các bức vẽ và được coi là người đã đặt nền móng cho trường phái Ấn Tượng (Impressionism). Dù ở thời đại của mình, Turner là một nhân vật gây tranh cãi nhưng ngày nay ông được coi là họa sĩ đầu tiên đưa nghệ thuật tranh phong cảnh lên một tầm cao mới trong lịch sử hội họa .
Khán giả xem phim sau 10 phút đầu tiên sẽ bắt đầu nhăn mặt vì chẳng thấy nói nhiều về các tác phẩm của ông mà lại quay sang mổ xẻ các… mối quan hệ của Turner trong phim. Mà, điều làm nên phong cách nghệ thuật của một họa sĩ vĩ đại chẳng phải là cách họ nhìn nhận thế giới, cách những mối quan hệ xung quanh tác động đến thế giới quan của họ hay sao? Bộ phim này sẽ cho bạn thấy được điều đó.
Chỉ cần một tập giấy nhỏ, một cây bút chì là Turner vẽ mọi lúc mọi nơi. Những cảnh Turner vẽ tuy ngắn nhưng rải rác xuyên suốt phim, minh chứng cho việc ông không chỉ tài năng mà còn có một tình yêu lẫn sự bền bỉ đáng nể dành cho hội họa và chính niềm đam mê này đã khiến mắt người xem cứ bị cuốn vào màn hình.
Cũng nhờ những chi tiết nhỏ mà Mr. Turner trở thành tác phẩm mô tả lại không khí nghệ thuật của nước Anh thời thế kỷ 19 một cách sống động nhất từ trước đến nay.
Khán giả xem phim sau 10 phút đầu tiên sẽ bắt đầu nhăn mặt vì chẳng thấy nói nhiều về các tác phẩm của ông mà lại quay sang mổ xẻ các… mối quan hệ của Turner trong phim. Mà, điều làm nên phong cách nghệ thuật của một họa sĩ vĩ đại chẳng phải là cách họ nhìn nhận thế giới, cách những mối quan hệ xung quanh tác động đến thế giới quan của họ hay sao? Bộ phim này sẽ cho bạn thấy được điều đó.
Chỉ cần một tập giấy nhỏ, một cây bút chì là Turner vẽ mọi lúc mọi nơi. Những cảnh Turner vẽ tuy ngắn nhưng rải rác xuyên suốt phim, minh chứng cho việc ông không chỉ tài năng mà còn có một tình yêu lẫn sự bền bỉ đáng nể dành cho hội họa và chính niềm đam mê này đã khiến mắt người xem cứ bị cuốn vào màn hình.
Cũng nhờ những chi tiết nhỏ mà Mr. Turner trở thành tác phẩm mô tả lại không khí nghệ thuật của nước Anh thời thế kỷ 19 một cách sống động nhất từ trước đến nay.
Girl With A Pearl Earring (tựa Việt: Thiếu Nữ Đeo Hoa Tai Ngọc Trai) là bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ăn khách cùng tên của tác giả Tracy Chevalier. Bộ phim lấy cảm hứng từ bức tranh cùng tên của danh họa Hà Lan – Vermeer. Vermeer là một trong những họa sĩ vĩ đại nhất của thời kì hoàng kim Hà Lan, trường phái nghệ thuật Baroque.
Xuyên suốt mạch phim, câu chuyện tình bí ẩn, lãng mạn song cũng đầy bi kịch và ám ảnh giữa một người hầu gái và một họa sĩ tài danh ở thành Delft của xứ sở hoa Tulip những năm đầu thế kỷ 17 được bóc tách một cách đầy quyến rũ.
Cô gái Griet (Scarlett Johansson) vì cuộc sống gia đình quá khốn khó, người cha mù của cô đã phải mang con gái đi ở đợ cho nhà họa sĩ Vermeer (Colin Firth). Đây là một gia đình nhiều thế hệ hết sức phức tạp. Bà mẹ vợ của họa sĩ, Maria Thins (Judy Parfitt) là người chỉ đạo toàn bộ các công việc trong nhà. Còn con gái bà, Catharina (Essie Davis) – vợ của Johannes Vermeer thì không khác một cái máy đẻ mỗi năm một đứa.
Trong khi đó, họa sĩ Vermeer vẫn ngày ngày lặng lẽ với chiếc giá vẽ quen thuộc của ông trên căn gác. Từ khi trở thành cô hầu gái của nhà Vermeer, Griet phải làm việc cật lực mà còn phải lặng lẽ cam chịu sự xét nét của những người đàn bà trong gia đình Vermeer.
Một ngày nọ, Griet phải vào phòng vẽ của họa sĩ Vermeer để dọn dẹp. Những bức họa rải rác khắp phòng ngay lập tức có sức hút mãnh liệt đối với Griet. Từ đó, cô lặng lẽ giúp Vermeer những công việc lặt vặt trong phòng vẽ. Hội họa, sự gần gũi, đồng cảm vô tình kéo họ lại gần nhau hơn. Và rồi, chính Griet trở thành cảm hứng bất tận cho bức chân dung thiếu nữ bí ẩn của danh họa Vermeer.
Xuyên suốt mạch phim, câu chuyện tình bí ẩn, lãng mạn song cũng đầy bi kịch và ám ảnh giữa một người hầu gái và một họa sĩ tài danh ở thành Delft của xứ sở hoa Tulip những năm đầu thế kỷ 17 được bóc tách một cách đầy quyến rũ.
Cô gái Griet (Scarlett Johansson) vì cuộc sống gia đình quá khốn khó, người cha mù của cô đã phải mang con gái đi ở đợ cho nhà họa sĩ Vermeer (Colin Firth). Đây là một gia đình nhiều thế hệ hết sức phức tạp. Bà mẹ vợ của họa sĩ, Maria Thins (Judy Parfitt) là người chỉ đạo toàn bộ các công việc trong nhà. Còn con gái bà, Catharina (Essie Davis) – vợ của Johannes Vermeer thì không khác một cái máy đẻ mỗi năm một đứa.
Trong khi đó, họa sĩ Vermeer vẫn ngày ngày lặng lẽ với chiếc giá vẽ quen thuộc của ông trên căn gác. Từ khi trở thành cô hầu gái của nhà Vermeer, Griet phải làm việc cật lực mà còn phải lặng lẽ cam chịu sự xét nét của những người đàn bà trong gia đình Vermeer.
Một ngày nọ, Griet phải vào phòng vẽ của họa sĩ Vermeer để dọn dẹp. Những bức họa rải rác khắp phòng ngay lập tức có sức hút mãnh liệt đối với Griet. Từ đó, cô lặng lẽ giúp Vermeer những công việc lặt vặt trong phòng vẽ. Hội họa, sự gần gũi, đồng cảm vô tình kéo họ lại gần nhau hơn. Và rồi, chính Griet trở thành cảm hứng bất tận cho bức chân dung thiếu nữ bí ẩn của danh họa Vermeer.
Frida là bộ phim kể về cuộc đời bi kịch của nữ họa sĩ Frida Kahlo, vợ của họa sĩ-nhà cách mạng Diego Rivera. Bà bị tai nạn từ lúc còn rất trẻ và sống cuộc đời nhiều đau đớn cả về tinh thần lẫn thể xác. Hội họa của bà mang tính cá nhân cực điểm (hầu hết là tranh chân dung tự họa), đẹp một cách ám ảnh, và rất… Nam Mỹ. Nữ diễn viên bốc lửa Salma Hayek đóng vai Frida, ngoài ra còn có hai trai đẹp Antonio Banderas và Edward Norton.
Vincent & Theo là bộ phim xoáy vào mối quan hệ đặc biệt giữa Vincent Van Gogh và em trai Theo. Những bức thư của Vincent gửi cho Theo là nguồn tư liệu quý giá cho những học giả nghiên cứu về tranh Van Gogh, và cũng là cơ sở quan trọng cho bộ phim này. Tim Roth có một màn trình diễn xuất sắc. Trong ba phút đầu tiên của bộ phim, cảnh đầu tiên là một đám nhà giàu kiêu kỳ chen vai thích cách trong phiên đấu giá tranh Van Gogh ở thời hiện tại, rồi mờ đi và hiện ra Vincent sống nghèo khổ cùng cực. Bộ phim dấy lên nhiều câu hỏi về giá trị và giá cả của nghệ thuật, là một tác phẩm cảm động về tình anh em, và nằm trong danh sách phải xem của những người yêu tranh Van Gogh. Đặc biệt trong phim có cảnh Vincent vẽ tranh giữa cánh đồng hoa hướng dương là một trích đoạn tuyệt đẹp và đáng nhớ.
Artemisia Gentileschi là một nữ họa sĩ Baroque đặc biệt. Bị cưỡng hiếp bởi chính thầy giáo dậy vẽ. Bà không sợ hãi, thu mình lại sau đó, mà ngược lại, hướng nỗi đau vào hội họa. Ở một thời điểm không có nữ họa sĩ nào được coi trọng thật sự, bà khẳng định tài năng bằng những tác phẩm khắc họa những người phụ nữ mạnh mẽ, có khả năng trả thù những người đàn ông làm hại mình, tiêu biểu là bức Judith chặt đầu Holofornes. Có thể coi Artemisia là nữ họa sĩ theo chủ nghĩ bình quyền đầu tiên của Ý. Bộ phim, tuy vậy, lại biến vụ cưỡng hiếp thành một cuộc mây mưa đồng thuận, có tình yêu và dẫn dắt theo hướng… sexy thế đó, phần nào làm hỏng toàn bộ ý nghĩa sự nghiệp của Artemisia. Nhưng nếu không quá khắt khe về sự thật lịch sử thì…