1. PHÂN BIỆT VẼ KỸ THUẬT VỚI VẼ MỸ THUẬT.
1.1. Vẽ kỹ thuật:
Vẽ kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác cao, nét vẽ phải đều, sắc sảo, rõ ràng, cụ
thể về từng loại nét cũng như kích cỡ của nét, bởi mục đích của vẽ kỹ thuật là
để khi đọc bản vẽ, có thể làm ra được sản phẩm giống hệt như trong bản vẽ.
Vi vậy, vẽ kỹ thuật thường phải dùng đến các loại thước kẻ, các loại bút
vẽ chuyên dụng có đầu ngòi to, nhỏ khác nhau. Ví dụ như vẽ thiết kế kiến
trúc, vẽ thiết kế máy móc…
1.2. Vẽ mỹ thuật:
Vẽ mỹ thuật phải linh hoạt, sáng tạo, nét vẽ sinh động, phóng khoáng
theo cảm xúc của người vẽ, bởi mục đích của vẽ mỹ thuật ngoài thể hiện cái
đẹp còn gởi gắm được tâm trạng của người vẽ.
Vì vậy, vẽ mỹ thuật thường dùng các loại bút vẽ linh hoạt về nét, phủ
hợp với từng chất liệu màu vẽ và không dùng thước kẻ. Ví dụ như vẽ tĩnh vật,
phong cảnh, vẽ sáng tác…
2. PHÂN BIỆT VẼ HÌNH HỌA VỚI VẼ TRANG TRÍ.
2.1. Vẽ hình họa:
Vẽ hình họa là môn học cơ bản của mỹ thuật, là vẽ nguyên cứu những
mẫu cố định, vẽ trung thực với mẫu.
Vì vẽ nguyên cứu nên cần vẽ lâu, vẽ kỹ, vì mục đích của hình họa là rèn
luyện óc quan sát, nắm được cấu trúc mẫu và kỹ năng thể hiện bản vẽ.
2.2. Vẽ trang trí:
Vẽ trang trí là môn học cơ bản của mỹ thuật, là vẽ không hoàn toàn lệ
thuộc vào mẫu mà chỉ dựa trên cơ sở thực tế của mẫu rồi cách điệu, hư cấu,
sáng tạo theo ý đồ của người vẽ.
3. CÁC CHẤT LIỆU VẼ MỸ THUẬT.
Chất liệu vẽ mỹ thuật rất phong phú. Tất cả các loại chất liệu, vật liệu gì có
thể tạo ra vết tích thì đều có thể được dùng để vẽ. Tuy nhiên, các chất liệu mà
thường sử dụng là màu bột, màu nước, sơn dầu, chì, bút sắt, mực nho, than, phấn
màu, sáp màu, sơn mài …Mỗi chất liệu đều có vẻ đẹp riêng, đều có sức hấp dẫn
riêng.
Mục đích của việc học vẽ bút sắt:
Giúp sinh viên kiến trúc nắm được những
kỹ thuật cơ bản về chất liệu bút sắt để phục vụ cho việc vẽ ký họa hay phác thảo ý đồ sáng tác kiến trúc sau này.
1.3. Các loại bút và mực vẽ:
1.3.1. Ngòi bút vẽ:
– Bút máy: Loại bút này rẻ, tiện lợi, có thể mô tả kiến trúc tốt, nét đều.
– Bút máy ký họa. Đầu ngòi bút được cắt chéo, cũng có loại đầu ngòi bút cấu tạo hạt tròn, có thể biểu hiện được nhiều cách vẽ khác nhau.
H14. Bút sắt.
6
Tài liệu chỉ xem được một số trang đều. Vui lòng download file gốc để xem toàn bộ các trang
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật
– Bút kim: Có thể thay đầu bút có các số khác nhau, thích hợp với việc gia công hoặc chỉnh lý các bản vẽ ký hoạ, tuy nhiên dễ bị hỏng.
1.3.2. Mực vẽ:
Mực màu đen, ở dạng lỏng và được chứa trong các lọ, bình.
Loại mực này có bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên người vẽ nên chọn loại không có đóng cặn để tránh trường hợp tắt hay nhanh khô mực thường rất hay gặp phải.
1.4. Phương pháp vẽ:
Cách vẽ bút sắt rất linh hoạt, mỗi người có một cách riêng để thể hiện, song thông thường khi thể hiện các độ đậm nhạt người ta hay dùng nét đan để tránh bị bết như: đan ô vuông, đan quả trám, đan mắt cáo… giống như phương pháp vẽ bút chỉ đã học. Nhưng vì tính chất đường nét của bút sắt là rõ ràng, đều và đậm nên dễ tạo sợ tương phản mãnh liệt giữa màu đen của mực và trắng của giấy vẽ.
Tuy cách diễn đạt bằng bút sắt là rất phong phú nhưng cũng cần nên tuân thủ theo những bước cơ bản sau:
– Chọn cảnh, chọn góc độ vẽ, chọn bố cục mà ta cho là đẹp nhất rồi phân tích, nhận xét, so sánh đối tượng vẽ từ các góc khác nhau, mục đích để thức tỉnh trong mình linh cảm thể hiện, tìm tòi ngôn từ sáng tạo, từ đó phương pháp vẽ sẽ được nảy sinh và sau đó mới theo cách nghĩ của người vẽ để bắt đầu vẽ
7
Tài liệu chỉ xem được một số trang đầu. Vui lòng download file gốc để xem toàn bộ các trang
Giáo trình Vẽ Mỹ Thuật
– Phác sơ bộ tổng thể hình, vẽ tổng quát những nét chính của hình, vì vậy khi phác cần vẽ nhẹ tay để dễ sửa hình nếu sai. Trong khi phác hình cần kết hợp giữa đo và ước lượng, so sánh.
– Nếu là đặc tả, vẽ sâu thì cần kiểm tra và chỉnh hinh sau khi dựng.
– Đi sâu khắc họa, tìm ra một cách thể hiện thích hợp cho mình về ánh sáng, bóng đồ, sáng tối. Cụ thể là tìm những mảng tối, lớn vẽ trước và nhìn tương quan chung để chỉnh lý, tăng độ đậm dần lên.
– Khi độ đậm nhạt đã có độ chuyển thích hợp, hài hoà thì nhấn mạnh thêm cho phần trọng tâm, những vị trí gần và làm mờ đi những vị trí ở xa để tạo chiều sâu của không gian. Muốn hướng sự chú ý của người xem vào phần trọng tâm thì cần xử lý đen trắng tương phản mãnh liệt.
Đối với người vẽ mới tiếp xúc với chất liệu bút sắt hoặc phần dựng hình chưa được vững vàng, thì nên dựng hình khái quát bằng chì trước rồi sau đó mới dùng đến bút sắt để tô bóng.