Khái niệm hình họa

Hình họa là phương pháp dựng hình để mô tả đối tượng khách quan có thực mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng,  sáng tối… để tạo không gian trên mặt phẳng. Không gian trong hình họa có thể là một màu hoặc nhiều màu.
Có nhiều cách gọi khác nhau về hình họa: Hình họa, Vẽ theo mẫu, Vẽ tả thực, …

NGUỒN GỐC CỦA HÌNH HỌA:

Những bức vẽ được phát hiện trong hang động An-ta-mi-ra (Tây Ban Nha) năm 1875 đã được khẳng định là Nghệ thuật Tiền sử. Bức vẽ được diễn tả rất thực, sống động với việc vờn bóng khối, diễn tả
Ngoài ra, nghệ thuật Tiền sử còn được tìm thấy ở các hang động ở Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Nga và Châu Phi…
Những hình vẽ tìm thấy ở nước ta được khắc trên vách đá ở động Người Xưa (Hòa Bình). Đặc biệt, trống đồng cổ với các hoa văn tinh tế được phát hiện ở Đông Sơn.
Nghệ thuật ra đời là do nhu cầu của con người. Để bảo tồn và phát triển, người nguyên thủy đã sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cho mình. Những tác phẩm đầu tiên trong buổi bình minh của loài người đều mang nặng dấu ấn của Hình họa. Đó là hình vẽ con người, con vật với các động tác đa dạng và sống động.
Hình vẽ có trước chữ viết. Những hình vẽ trên hang động của người nguyên thủy không chỉ để trang trí mà còn là ký hiệu thông tin để ghi nhớ và báo cho cộng đồng những con thú cần săn bắn. Chữ tượng hình của người Ai Cập, Trung Quốc là minh chứng cho khả năng hình vẽ làm biểu tượng và là phương tiện truyền tải thong tin nhanh nhất, đơn giản nhất.

VAI TRÒ CỦA HÌNH HỌA:

Hình họa là môn học cơ bản của hội họa và có tác động bổ sung, hỗ trợ cho các môn học khác trong học Mỹ Thuật: ký họa, vẽ bố cục, Trang trí, Điêu khắc… và các Ngành Nghệ thuật khác (Kiến trúc, Điện ảnh, Sân khấu, Thiết kế Mỹ thuật công nghiệp).

CÁC YẾU TỐ NGHIÊN CỨU CỦA HÌNH HỌA:

Nét, mảng và hình khối:

Nét:

Nét còn gọi là đường viền hay đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với không gian xung quanh
Trong hội họa, khái niệm “đường” và “nét” thường cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét.
Họa sĩ Anh Gơ-rơ cho rằng: “ Đường nét là hình họa hay đúng ra nó là tất cả.
Vì vậy, vẽ cũng có nghĩa là ghi lại các hình thể đó bằng nét.

Mảng:

Một mặt phẳng có chu vi nhất định gọi là mảng.
Trong mỹ thuật, nhất là trong bố cục tranh có phân biệt mảng chính, mảng phụ, mảng nổi, mảng chìm, mảng đậm, mảng nhạt… Đó là cách gọi một lượng đậm nhạt màu nào đó chiếm diện tích nhất định trên mặt tranh, tạo thành 1 mảng riêng, khác biệt rõ rệt với các mảng xung quanh. Một bức tranh đẹp đều có sự hài hoà chung của các hình mảng trong bố cục.

Hình

Mảng tạo nên hình nhất định, những hình khác nhau được sắp xếp tạo nên sự cân đối hay thăng bằng trong bố cục, hình vẽ.
Hình luôn tồn tại ở hai dạng cụ thể và trừu tượng. Hình và mảng thường không tách rời nhau, mảng khái quát còn hình cụ thể hơn.

Khối

Một vật thể phải có hình dáng và chiếm chỗ nhất định trong không gian. Khối của một vật thể được nhận biết theo cách vật thể ấy đặt trong 1 không gian có giới hạn và xác định.
Trong Hội họa nói chung và hình họa nói riêng, Khối và không gian là yếu tố ảo do đậm nhạt tạo ra trên mặt phẳng.
Khối là một trong những yếu tố của cấu trúc tạo hình, cũng như đường nét, màu sắc… để tạo nên hình tượng vật thể của bức tranh.

Sáng tối và đậm nhạt:

Con người nhận biết được thế giới khách quan thông qua con mắt và ánh sáng, ánh sáng chiếu rọi vào vật thể làm nổi hình khối, làm cho vật có màu sắc. Ánh sáng chiếu vào một hay hai chiều nào đó của vật thể tạo thành các độ đậm nhạt khác nhau làm cho vật thể đó nổi hình và khối lên, các chiều khác không nhận được ánh sáng sẽ chìm trong mảng tối. Tuỳ thuộc vào cấu tạo hình khối, màu sắc và chất của vật mẫu, tuỳ thuộc vào nguồn sáng mạnh hay yếu mà tương quan cụ thể của vật mẫu thay đổi khác nhau.

Tỷ lệ và cân đối:

Nói đến vẽ theo tự nhiên không thể không nói đến sự hài hoà của tỷ lệ và cân đối, bởi đó là phẩm chất cơ bản tạo nên vẻ đẹp của cuộc sống. Tỷ lệ và sự cân đối không tách rời nhau mà cùng hiện diện, liên kết, hỗ trợ nhau phù hợp với đặc điểm và quan niệm thẩm mỹ của dân tộc, thời đại. Để nắm bắt các quy luật chung của cấu tạo tự nhiên thông qua hình dáng, cấu tạo, tương quan tỷ lệ và sự cân đối.
Cấu tạo hình thể con người là kỳ công nhất của tạo hoá về cái đẹp.

Phối cảnh:

Vẽ là một nghệ thuật diễn tả trên mặt phẳng 2 chiều như mặt giấy, mặt vải, mặt tường… nhưng phải sử dụng các phương pháp khoa học về đo tỷ lệ, về diễn hình khối, về xa gần trong không gian để biểu hiện được chiều sâu của cảnh vật.
Theo mắt nhìn, không gian hiện ra theo 3 chiều: dọc, ngang và chiều sâu. Có diễn tả nét đúng hình, đúng tỷ lệ, đúng chiều của mọi vật mới làm nổi rõ khối của vật đó.
Trong môn hình hoạ, yêu cầu người vẽ nắm vưỡng các môn học về ‘ Giải phẫu tạo hình’, Luật xa gần‘

  1. Người học vẽ hay có thói quen xuất phát bằng việc vẽ một chi tiết, bộ phận riêng lẻ nào đó, rồi vẽ lan dần sang các bộ phận khác. Có bạn vẽ người mẫu bắt đầu bằng cách xây dựng riêng cái đầu sau đó từ tỉ lệ đầu vẽ lan dần tới thân người rồi chân tay… Tỉ lệ bảy hay tám đầu ở sách giải phẫu chỉ có tính chất gợi ý, định hướng để bạn có cái nhìn chung về cơ thể người chứ không dạy bạn lấy đầu làm chuẩn để vẽ lan sang các bộ phận khác của cơ thể Bạn hãy quan sát không gian mẫu vẽ và tập trung cho nó một cái nhìn bao quát, vào lúc này không một chi tiết nào của mẫu được xem trọng hơn những chi tiết khác. Thường thì tổng thể mẫu bao giờ cũng có xu hướng muốn nội tiếp một hình cơ bản nào đó. Người có kinh nghiệm sẽ bao quát tổng thể mẫu và dù cho nét phác đầu tiên của anh (chị) ta có bắt đầu từ một điểm nào đó riêng lẻ thì anh ta cũng đang dụng công để bắt được phom chung của mẫu. Bắt đầu từ tổng thể bạn không nên xem trọng bộ phận nào hơn hết, tất cả các tín hiệu thị giác nơi mẫu vẽ đều có giá trị soi chiếu quy ước lẫn nhau. Để xây dựng một điểm hay một bộ phận nào đó bạn phải so sánh đối chiếu nó với quan hệ tổng thể theo trục ngang, trục dọc, hướng chéo, trong, ngoài, mảng đặc, khoảng trống, mảng sáng, bóng tối… và đừng quên hãy để cho cảm nhận về tính chất đúng đắn của cấu trúc hình mẫu mà bạn đang vẽ có dịp điều hòa với những quan sát duy lý khoa học. 3. Nặng và nhẹ Nếu bạn chỉ gắng sức gia công máy móc về đối tượng vật mẫu mà không dành chỗ cho cảm giác của bạn phát huy chưa hẳn bạn đã nhận thức đúng đắn về quan hệ nặng nhẹ đúng như bản chất của vật mẫu. Khi bạn vẽ khối cầu và khối hộp là khi bạn đang đứng trước những vật mẫu có quan hệ nặng nhẹ rồi đấy. 4. Sáng, tối Khối cầu thông thường cho ta quy luật ánh sáng theo các bước sau: sáng – trung gian – tối – phản quang, tính chất chuyển đổi sắc độ chậm của khối cầu cho bạn cảm giác êm nhẹ, mềm mại và tuần hoàn… Ngược lại khối hộp cho quan hệ sáng tối đối lập, dứt khoát, khỏe khoắn, mạnh mẽ và đột ngột. Tuy vậy bạn phải liên tục suy tư về nó, vận dụng nó cho những bài học nâng cao về sau thì mới mong qua nó diễn đạt được những cung bậc tình cảm đúng như cảm xúc của mình. 5. Động và tĩnh

Bài viết khác